Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa. Nó là một thế giới mênh mông với ít nhất năm nền văn hóa khác nhau. Có nền văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc mang tính chất du mục. Có nền văn hóa Tây Nam, vùng Tây Tạng mang nhiều ảnhhưởng Ân Độ. Có nền văn hóa Hoa Nam, tuy đã bị Hán hóa triệtđể nhưng vẫn mang những biểu hiện của văn hóa ĐNA. Có nền văn hóa ven biển Hoa Nam chịu ảnh hưởng phương Tây sâu sắc.
Tôi chỉ có thể nói đến nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà xưa nay đại biểu cho văn hóa Trung Hoa và đã anh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Một anh bạn của tôi, giáo sư Grant Evans, của trường Đại học Hồng Kông, nói một số đểm tôi nói về văn hóa Việt Nam cũng có ở vùng Quảng Đông, Vân Nam, nơi anh là chuyên gia. Tôi chưa bao giờ đến vùng này. Nếu có, thì càng chưng minh cái gốc ĐNA của vùng này. Khi nói vậy, tôi không giấu giếm rằng mình còn chưa khảo sát đề tài thấu triệt. Điều thiếu sót này là do cuộc đời của tôi, không có dịp sang Trung Quốc, sồng ở Hoa Nam.
Ấn tượng theo đuổi tôi khi nhìn văn hóa Trung Hoa là nó là một cái gì không tài nào hiểu nổi. Con người Trung Quốc là một bí ẩn. Thế giới Trung Hoa là một bí ẩn. Để hiểu nó phải vượt lên khỏi giác quan đi tìm cái bất biến ở ngoài cảm giác.
Trong nền văn hóa này có cái gì giống như pháp thuật, kỳ đặc, chẳng ở đâu có cả, nhưng ở đây lại hết sức hiển nhiên. Tôi sẽ nói toàn chuyện hiển nhiên, nhưng cái quái lạ là nó chỉ thấy ở nền văn hóa này mà thôi.
Thầy tôi đã dạy tôi cái văn hóa này. Nhưng càng học, tôi càng không hiểu. Trong tôi có một sự phản ứng lại tự nhiên khiến tôi phục nó nhung sợ nó, rất khác cảm giác của tôi đối với văn hóa Pháp mà tôi được học ở nhà trường. Sau này tìm hiểu cảm giác, tôi thấy văn hóa Trung Quốc là một văn hóa đại quý tộc sau này lại chịu ảnh hưởng thương nghiệp và nỗi sợ hãi của tôi là xuất phát từ tâm thức công xã, của một anh nhà quê, dù có học văn hóa châu Âu và không phải nghèo khổ, nhưng vẫn là con người của làng xóm Việt Nam.
Trước hết, nói đến chữ viết. Thứ chữ này nếu nhìn một cách hời hợt có vẻ như là một hình vẽ. Số hình vẽ thực sự kể ra chỉ thu hẹp trong hai trăm chữ thôi, nhưng ngay trong hai trăm chữ nàyđã có một sự chuyến hóa cơ bản được thể hiện bằng mười nét có sẵn, không liên quan gì tới tự nhiên cả. Tức là hệ chữ viết đã bị quy phạm hóa, và cách quy phạm hóa một lần là xong cho toàn bộ lịch sử. Trong loại chữ gọi là hài thanh chiếm tám phần mười số chữ, có một bộ phận chỉ âm và một bộ phận chỉ nghĩa. Các âm lẫn nghĩa đều không phải có sẵn tự nó. Về âm nó quy về một chữ làm nguyên mẫu, và nghĩa cũng quy về một nghĩa được xem là nguyên mẫu, cái gọi là “bộ” trong chữ Hán, thường chia làm 218 bộ. Tức là có một hệ thống quy tắc không thay đổi để quy phạm hóa các âm, các nghĩa bằng chỉ 10 nét chữ của chữ viết Trung Hoa.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/anh-huong-cua-van-hoa-trung-quoc-toi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Nói đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam là chuyện quá bình thường. Nhưng xét ảnh hưởng ấy đến đâu lại là chuyện ít người đề cập tới. Thí dụ, khi nói đến Nho giáo, thi cử, văn chương, sự thể hiện mức độ khác nhau ấy là xuất phát từ cơ sở gì. Đặc biệt phải tìm cho được nguyên lí cơ bản dẫn tới sự khác nhau, nếu không, người ta sẽ rơi vào một trong hai điều cực đoan, hoặc là chỉ thấy sự bắt chước, hoặc là chỉ thấy sự chống lại.
Trong việc viết chương này tôi cảm ơn nhà Hán học Pháp Simon Leys, tác giả quyển “La forêt en feu”(Cánh rừng bốc lửa). Tôi thấy bài “Thơ và Hoa: những phương diện của mĩ học Trung Hoa cổ điển” rất hay. Tôi cho bài này là một trong những bài hay nhất nói về văn hóa Trung Hoa. Những ấn tượng tác giả nêu tên nhiều chỗ khớp với các sở nghiệm của tôi. Nếu tôi nói ra chắc chắn người ta sẽ bảo tôi điên hay ít nhất là gàn, bởi vì những điều tác giả nói chẳng giống gì với quan niệm thông thường của ta về văn hóa Trung Hoa cả. Mà chính điều này mới là quan trọng để hiểu, tuy có tiếp xúc văn hóa, vẫn có sự khác nhau hết sức cơ bản mà chúng ta cần phải tính đến. Bởi vì Việt Nam dù có tiếp xúc với văn hóa nào thì cũng chỉ tiếp xúc theo một kiểu lựa chọn đặc biệt Việt Nam, do truyền thống Việt Nam quy định.
Tôi có được cái may mắn sinh ra trong một gia đình khoa bảng, biết phần lớn các nhà Nho nổi tiếng mà thế hệ của tôi có thể tiếp xúc được, đồng thời có một vốn chữ Hán đủ để hiểu các bác tôi nói gì, viết gì, thậm chí suy nghĩ những gì nhưng không nói ra. Nhưng nếu không có công trình của Simon Leys chưa chắc tôi đã dám viết bài dưới đây. Cái phần văn hóa Trung Quốc tôi biết được, thu hẹp vào kiến thức sách vở và những quan sát ở các viện bảo tàng về văn hóa Trung Quốc ở Paris, Xin-ga-po. Năm 1994, tôi có dạy ở Hồng Kông, nhưng Hồng Kông lại Âu hóa quá mức, nó không thể đại diện cho văn hóa Trung Hoa được. Sau khi viết xong công trình “Sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa”, tôi cảm thấy nhất thiết phải sang Trung Quốc để kiểm tra “các cảm nghĩ của mình”. Nhờ ông Đại sứ Việt Nam ở Trung Hoa là Đặng Nghiêm Hoành, tôi được phép đến Bắc Kinh, không phải là để biết, mà để kiểm nghiệm ấn tượng của mình về văn hóa Trung Hoa. Những điều nói dưới đây chính là sở nghiêm của tôi, trong đó một phần đã được Simon Leys xác nhận, cho nên tôi đánh bạo trình bày, mong các vị thức giả sửa chữa giúp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì
Thứ nhất, khi với những thành tựu mới của kỹ thuật, điện thoại, vô tuyến đến những bản xa xôi nhất, con người tiếp xúc với cả nước và cả thế giới. Lưới điện, lưới giao thông đang nối liền một người với thế giới thì tình trạng một văn hóa duy nhất khó lòng duy trì được. Tiếp xúc có nghĩa là có thỏa hiệp từ cả hai phía. Do đó, sớm hay muộn, văn hóa Việt Nam cũng sẽ mang những sắc thái mới có tính chất khu vực của ĐNA và có tính chất thế giới. Trong hoàn cảnh mới, giao lưu ấy, chắc chắn văn hóa Việt Nam có dịp phát huy ra ngoài nước, cũng đồng thời có dịp tiếp thu những yếu tố mới. Khi kinh doanh văn hóa đóngvai trò căn bản trong kinh doanh kinh tế, văn hóa sẽ không còn là công việc của cá nhân mà của những tổ chức; trong đó có những tổ chức siêu quốc gia. Cách lãnh đạo văn hóa sẽ khó khăn hơn, nhưng cũng sẽ có dịp để phát huy kinh nghiệm của mình. Thứ hai, chỉ so với các nước ĐNA thôi, Việt Nam trong khi có một đội ngũ văn hóa, một truyền thống văn hóa, những thành tích văn hóa có thể nói là trội hơn, lại thiếu kinh nghiệm, cơ sở, tiền của, và kinh nghiệm quản lý để chuyển các thành tựu này làm cho nó có tầm vóc rộng hơn. Có những quan điểm sẽ tỏ ra lỗi thời trong giai đoạn mới, lại có những cách nhìn sẽ tỏ ra không ăn khớp với truyền thống cách mạng. Nhưng cách làm là phải đi rồi mới có đường đi, phải nhảy xuống nước rồi mới biết bơi.
Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến những nhược điểm mà nông thôn Việt Nam phải khắc phục để thực hiện được yêu cầu cách mạng hóa để duy trì mà Đảng yêu cầu.
Dù cho tình hình có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng không có lý do để bi quan. Việt Nam đã có kinh nghiệm tiếp xúc với những nền văn hóa có nhiều điểm cao hơn mình, thậm chí đã từng là đỉnh cao của văn hóa thế giới, với Trung Quốc, Pháp, các nước XHCN, Mỹ. Sau mỗi lần tiếp xúc văn hóa Việt Nam đều có một sự đổi mới khá sâu sắc. Nhưng mọi tiếp xúc đều không thay đổi bản sắc văn hóa của mình qua mọi tiếp xúc, rồi lớn lên sau mỗi lần tiếp xúc. Việt Nam đã thắng trong tiếp xúc trước đây thì sẽ thắng trong tiếp xúc sắp đến.
Sẽ có những cách lý giải mới về Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo. Nhưng cái đích không thay đổi đó là quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động, phải nâng cao không ngừng đời sống tinh thần và vật chất của họ. Khi có một mục tiêu rõ ràng, một nhân dân yêu văn hóa, có biệt tài về vănhóa, thông minh phi thường và yêu nước hết mức như nhân dân Việt Nam, không có khó khăn nào có thẻ cản trở bước tiến của nó được.
Trong giai đoạn kháng chiến, do yêu cầu cấp bách phải huy động toàn dân mà trước hết là nhân dân lao động, có một sự thay đổi đáng kể trong diện mạo người dân. Những người lao dộng xưa nay bị coi thường được đề cao, trước hết là công nhân, rồi đến nông dân, lao động trí óc. Diện mạo được xác lập theo tiêu chuẩn thành phần giai cấp. Đặc biệt có sự phân chia giữaĐảng viên và quần chúng, một sự phân chia chưa có trong lịch sử. Sự đổi mới này đã đem đến những kết quả rất tích cực, chứng tỏ diện mạo cũng như nhân cách không phải là những khái niệm cứng nhắc. Suốt giai đoạn kháng chiến phải là những người là Đáng viên, cán bộ, quân nhân có uy tín rất cao, và từng người một, thực tế cố gắng vượt bực để xứng đáng với cái diện mạo mới của mình. Trong những vùng tạm chiếm cán bộ còn là Cách mạng còn duy trì, bất chấp mọi thứ đoạn đàn áp. Nhân dân đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn nhân cách luận cách mạng, và cán bộ là gương mẫu cho nhân dân, trong khi họ đồng thời là đầy tớ của nhân dân. Họ vui trước sướng sau, chí công vô tư, theo đúng nhũng tiêu chuẩn mà Bác đã dạy.
Đời tôi đã nghe vô số người mạt sát văn hóa xưa, cho nó là hoàn toàn phản động và bày giờ phải xây dựng một văn hóa mới của giai cấp. Tôi nghĩ khác. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh không nói đến văn hóa của giai cấp mà nói đến những điều bất biến trong mọi xã hội, và khẳng định con người không Cần, Kiệm, Liêm, Chính không phải là người.
Chỗ mạnh của văn hóa xưa là tạo nên được truyền thống yêu nước và giữ nước, sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn, nghèo khổ. Nhưng văn hóa ấy không đủ sức chống lại chủ nghĩa thực dân, chuyển đất nước từ nghèo khổ sang giàu có, tạo nên diện mạo mới của con người chủ động. Con đường phải đi là cách mạng hóa để duy trì, duy trì để cách mạng hóa, không phải chỉ duy trì hay chỉ cách mạng hóa riêng rẽ.
Trong hoàn cảnh mới của tình hình hiện nay phải có sự đổi mới về diện mạo. Phải chuyển nhân cách luận xưa sang nhân cách luận cách mạng, tức là phải xây dựng một diện mạo mới cho nhân cách con người. Kinh nghiệm của cá nhân luận phương Tây là bổ ích. Ta phải đào tạo những con người có những đặcđiểm tích cực của cá nhân luận phương Tây, đồng thời vẫn là nhân cách luận không phải là cá nhân luận. Nhân cách luận xưa chỉ lo tạo nên những người tự kiềm chế mình trong hoàn cảnh phong bế. Nhân cách luận cách mạng phải tạo nên những người biết tự kiềm chế nhưng lại có khả năng làm chủ tình hình mới. Muốn thế phải thông thạo về khoa học – kỹ thuật, phải giỏi về quản lý xã hội, thạo kinh doanh, biết sử dụng đổng tiền cho thích hợp, biết ghép mình theo pháp luật, biết chấp nhận cạnh tranh, hiểu cái đúng của quyền tư hữu trong pháp luật. Tóm lại, anh ta phải nắm được những biện pháp then chốt đã giúp cho phương Tây cầm đầu thế giới. Trong một số nước phương Đông điều này đã được thực hiện và người Việt Nam cũng có thể đạt được. Nó không khỏi có chỗ khác với diện mạo đã hình thành trong cách mạng và nhất thiết phải có sự điều chỉnh. Trong giai đoạn đầu, nhất định có những xộc xệch, do chỗ diện mạo cũ được xây dựng để đáp ứng một nhiệm vụ khác, nhưng thực tế sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì
Để xây dựng một ý thức thường trực về gia phong, có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng tổ tiên, về cơ bản, đây là một tín ngưỡng chung của ĐNA, kể cả của Hoa Nam xưa kia vốn thuộc phạm vi văn hóa ĐNA. Những tìm hiểu của tôi về tín ngưỡng này ở vùng Hoàng Hà trong dịp tôi thăm Trung Quốc chưa đủ để khẳng định ở đây cũng có tín ngưỡng này và các học giả tôi hỏi không thống nhất với nhau. Điều chắc chắn qua các sách cổ đó là tín ngưỡng này tồn tại ở tầng lớp quý tộc và nó được Đạo Khổng đề cao. Nhưng nó có tồn tại ở nhân dân lao động không thì chưa nhất trí.
Tạm thời, tôi không xét mặt lịch sử mà chỉ xét mặt quan hệ hiện tại. Tín ngưỡng tổ tiên tuy không phải là tín ngưỡng đầu tiên ở ĐNA, nhưng với Việt Nam ta có hiện tượng mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều lấy nó làm nền tảng. Không những Nho giáo, mà Phật giáo, Đạo giáo, ngay cả những đạo mới lập nên trong thế kỷ này như đạo Cao Đài, Hòa Hảo đều lấy nó làm nền tảng. Ngay cả đạo Thiên Chúa tuy theo nguyên lý chỉ thờ Chúa, các gia đình Thiên Chúa giáo vẫn tổ chức những ngày giỗ tổ tiên, vẫn mời những người thân đến dự: Điều cản trở lớn nhất không cho Thiên Chúa giáo nhập vào tâm thức Việt Nam chính là ở điểm nó không chấp nhận gia đình hiểu theo nghĩa Việt Nam, gồm nhũng người cùng một tổ tiên và thờ cúng tổ tiên. Điều này các giáo sĩ đều thấy và đã có nhũng đề nghị với giáo hoàng nhung mãi đến Vatican II mới được chấp nhận, tức là xét cho cùng, sự khúc xạ đã diễn ra.
Tục thờ cúng tổ tiên không có gì là mê tín cả. Chúa Trời, Đức Phật, quan tâm tới linh hồn của tôi là chuyện siêu hình, ngoài khả năng lý trí có thể xét đoán được. Nhưng chuyên cha mẹ tôi sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn, hi sinh cho tôi là chuyện chắc chắn. Vậy dù cho tôi theo chủ nghĩa duy vật, tôi vẫn phảibiết ơn cha mẹ tôi, ông bà tôi và phải tổ chức những buổi lễ có anh em cùng họ tham dự để nhớ ơn cha mẹ, ông bà. Có một lý thuyết cho rằng: con cái sinh ra là do nhu cầu sinh lý. Lý thuyết ấy là bậy bạ, vì đâu phải do nhu cầu này mà cha mẹ nuôi tôi, chịu đói chịu khổ vì tôi.
Cho nên với tư cách con người biết ơn, tôi phải chăm lo cha mẹ khi còn sống, lo giỗ tế và chăm lo mồ mả khi chết, điều đó chỉ khẳng định tôi là một thành viên trong gia đình, trong họ, và phải lo kế tục trách nhiệm tiền nhân để lại với làng, với nước.
Một nhà thờ họ nói chung thờ năm đời, cho nên có nhiều ngày giỗ là những ngày những người trong họ tụ họp lại. Một họ thường có gia phả, ruộng hương hỏa, có tục lệ phải bảo vệ gia thế, đạo đức cha ông. Nếu các ngày giỗ tổ chức đơn giản, tránh được lãng phí thì đây là một thế chế văn hóa phải duy trì.
Hiện nay, đâu đâu cũng lo sửa sang mồ mả cha ông, viết lại gia phả họ, anh em cùng họ tìm mọi cách liên lạc với nhau để tổ chức những cuộc họp chung. Tôi thấy đây là một tập quán hay, bởi vì nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, phải làm cho cha ông vẻ vang. Trong các cuộc họp này, từng người một rời khỏi cương vị xã hội mà quay trở về cương vị thành viên của họ. Tôi quen nhiều bạn là Đảng viên nhưng thấy bạn nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong gia đinh. Điều này cho thấy rõ ràng lý thuyết Tổ quốc, Gia đình, thân phận và Diện mạo vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong văn hóa hiện đại.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/xay-dung-nhan-cach-cho-con-nguoi-va-cho.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)