Trong giai đoạn kháng chiến, do yêu cầu cấp bách phải huy động toàn dân mà trước hết là nhân dân lao động, có một sự thay đổi đáng kể trong diện mạo người dân. Những người lao dộng xưa nay bị coi thường được đề cao, trước hết là công nhân, rồi đến nông dân, lao động trí óc. Diện mạo được xác lập theo tiêu chuẩn thành phần giai cấp. Đặc biệt có sự phân chia giữaĐảng viên và quần chúng, một sự phân chia chưa có trong lịch sử. Sự đổi mới này đã đem đến những kết quả rất tích cực, chứng tỏ diện mạo cũng như nhân cách không phải là những khái niệm cứng nhắc. Suốt giai đoạn kháng chiến phải là những người là Đáng viên, cán bộ, quân nhân có uy tín rất cao, và từng người một, thực tế cố gắng vượt bực để xứng đáng với cái diện mạo mới của mình. Trong những vùng tạm chiếm cán bộ còn là Cách mạng còn duy trì, bất chấp mọi thứ đoạn đàn áp. Nhân dân đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn nhân cách luận cách mạng, và cán bộ là gương mẫu cho nhân dân, trong khi họ đồng thời là đầy tớ của nhân dân. Họ vui trước sướng sau, chí công vô tư, theo đúng nhũng tiêu chuẩn mà Bác đã dạy.
Đời tôi đã nghe vô số người mạt sát văn hóa xưa, cho nó là hoàn toàn phản động và bày giờ phải xây dựng một văn hóa mới của giai cấp. Tôi nghĩ khác. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh không nói đến văn hóa của giai cấp mà nói đến những điều bất biến trong mọi xã hội, và khẳng định con người không Cần, Kiệm, Liêm, Chính không phải là người.
Chỗ mạnh của văn hóa xưa là tạo nên được truyền thống yêu nước và giữ nước, sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn, nghèo khổ. Nhưng văn hóa ấy không đủ sức chống lại chủ nghĩa thực dân, chuyển đất nước từ nghèo khổ sang giàu có, tạo nên diện mạo mới của con người chủ động. Con đường phải đi là cách mạng hóa để duy trì, duy trì để cách mạng hóa, không phải chỉ duy trì hay chỉ cách mạng hóa riêng rẽ.
Trong hoàn cảnh mới của tình hình hiện nay phải có sự đổi mới về diện mạo. Phải chuyển nhân cách luận xưa sang nhân cách luận cách mạng, tức là phải xây dựng một diện mạo mới cho nhân cách con người. Kinh nghiệm của cá nhân luận phương Tây là bổ ích. Ta phải đào tạo những con người có những đặcđiểm tích cực của cá nhân luận phương Tây, đồng thời vẫn là nhân cách luận không phải là cá nhân luận. Nhân cách luận xưa chỉ lo tạo nên những người tự kiềm chế mình trong hoàn cảnh phong bế. Nhân cách luận cách mạng phải tạo nên những người biết tự kiềm chế nhưng lại có khả năng làm chủ tình hình mới. Muốn thế phải thông thạo về khoa học – kỹ thuật, phải giỏi về quản lý xã hội, thạo kinh doanh, biết sử dụng đổng tiền cho thích hợp, biết ghép mình theo pháp luật, biết chấp nhận cạnh tranh, hiểu cái đúng của quyền tư hữu trong pháp luật. Tóm lại, anh ta phải nắm được những biện pháp then chốt đã giúp cho phương Tây cầm đầu thế giới. Trong một số nước phương Đông điều này đã được thực hiện và người Việt Nam cũng có thể đạt được. Nó không khỏi có chỗ khác với diện mạo đã hình thành trong cách mạng và nhất thiết phải có sự điều chỉnh. Trong giai đoạn đầu, nhất định có những xộc xệch, do chỗ diện mạo cũ được xây dựng để đáp ứng một nhiệm vụ khác, nhưng thực tế sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết đúng đắn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì