Trong giai đoạn 1930-1940, các báo chí theo xu hướng tư sản, đặc biệt những bài của Hoàng Đạo trên tờ “Ngày nay” trong mục “Bùn lầy nước đọng”, để bênh vực cho tư tưởng cá nhân tư sản, đã trình bày các làng xã thành nơi bùn lầy, nước đọng, với mọi hủ tục, lệ khao vọng ăn uống. Những phê phán ấy là có cơ sở.
Nông thôn Việt Nam, do chỗ có nhiều tổ chức, và có tổ chức là có ăn uống, điều ta sẽ xét sau. Nhưng người ta đã quên điểm chính: đó là mặc dầu có những nhược điểm, chính làng xã Việt Nam cấp cho người dân một thân phận cụ thể, và những vi phạm của thực dân vào thân phận của họ đã biến nông thôn thành cơ sở của Cách mạng. Họ lấy quan điểm cá nhân để nhìn nhận cách luận. Cho nên thực dân Pháp và Mỹ làm sao đánh giá được cái văn hóa mà họ cố tình không hiểu?
Mỗi làng có đình là nơi tất cả những người đàn ông trên 18 tuổi được quyền họp để bàn công việc chung, có đền thờ Thành hoàng là một thứ thần linh chung cho cả làng, có những lễ hộiđể vui chơi và có làng có một thổ ngữ riêng. Làng là cơ sở của văn hóa dân gian. Lại có làng ngoài nghề nông, có những nghề thủ công riêng, nghề buôn riêng. Những người cùng làng có bổn phận giúp đỡ nhau, an ủi nhau. Cho nên người việt Nam sang ở nước, nhưng sống ở làng, và các ông quan, các trí thức khi không hài lòng với chính sự triều đình, không chạy vào rừng, vào núi như ở Trung Hoa, Ân Độ, mà chạy về làng, bởi vì “quannhất thời, dân vạn đại”. Trong một làng như vậy, con người được đánh giá theo một tiêu chuẩn duy nhất là nhân cách, không phải theo của cải, chức vụ và công lao. Trong một môi trường mọi người biết nhau, lại là bà con họ hàng của nhau, con người phải ghép mình theo đạo đức.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/vai-tro-va-vi-tri-quan-trong-cua-nguoi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì