Trong gia đình Việt Nam chồng gọi vợ là mẹ nó mẹ thằng X, con Y, vợ gọi chồng là bố nó, bố thằng X, con Y. Ngay người Việt hiện nay vẫn gọi các vị lãnh đạo là chú, bác, anh tức là ngược lại chính phủ dập khuôn theo khuôn mẫu gia đình. Bất kỳ cái gì Việt Nam tiếp thu của Trung Quốc cũng đều bỏ mất cái quy mô to lớn mà thu bé lại theo khuôn khổ làng xã, chủ nghĩa Mác không thay đổi được tâm thức ấy. Không một người Trung Quốc nào dám gọi Chủ tịch Mao Trạch Đông, chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ là Bác Mao Bác Lưu cả. Địa vị một ông thủ trưởng cơ quan TrungQuốc cũng thế, không người dưới quyền nào dám gọi ông ta là anh, như chúng ta vẫn gọi.
Cho nên, ngay cả Đạo giáo tuy về tâm thức là chống tôn ty luận vẫn có tôn ty rất chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới cho đến đầu thế kỷ XX, mặc dầu có nhiều giáo phái. Các đệ tử được tập hợp thành những thể cộng đồng tương tự như những xứ đạo. Người cầm đầu xứ đạo được gọi là “sư” với nghĩa là ông thầy dạy đạo lý. Các viên chức của nó gọi là “chư quân” chia ra thành ba cấp: a) Các “nam quán”, “nữ quán” (đàn ông, đàn bà đội mũ); b) Các “chủ giả”; c) Các “lục sinh”. Khi lên 18 tuổi, các quán và các sinh phải có sự đào tạo riêng một thời gian, phải góp tiền giúp đỡ người nghèo, ốm đau. Tín đồ gọi là “đạo dân”.
Lục sinh là người dạy về phù phép, bùa chú, cha truyền con nối. Nếu khống có con trai thì anh truyền cho em. Con trai vợ thứ không được làm lục sinh. Tổ chức này nguyên vẹn cho đến đầu kỷ XX.
Mỗi năm có ba lần họp gọi là “Tam hội”. Mỗi hội thờ những vị quan trong nhóm thiên quan, địa quan, thủy quan. Có năm ngày lễ tổ tiên, tám ngày lễ cộng với ngày Tết. Vào những lúc nhất định, đạo dân phải ãn chay để chuộc lỗi cho mình và cho những người chết. Từ thời Hoàng Cân đã có lệ vị tăng lữ cầm cây gậy chín đốt (chín là con số của Trời) làm phù phép trên nước, đạo dân quỳ xuống uống nước thánh để chữa bệnh, vì đối với họ bệnh lạ do tội lỗi mà có.
Việc cử hành nghi lễ rất rắc rối nhằm mục đích khẳng định sự vứt bỏ cuộc sống trần gian, cho nên lễ càng phức tạp rắc rối càng có sức thu hút mạnh mẽ, Trong ngày lễ bùn than, người ta lấy than bôi lên đầu để hối lỗi. Và chung quanh làchiêng trống inh ỏi, hương trầm ngào ngạt. Các đạo dân lúc đầu làm những cử chỉ chậm rãi, nhưng trong không khí hương trầm, chiêng trống, dần dần mất tự chủ, mê đi, đập đầu xuống đất, quỳ lạy liên tục, 100 lần về hướng Nam, 70 lần về hướng Tây, mồ hôi nhễ nhại, mê đi. Lúc đó thần linh nhập vào.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/toi-chuc-va-su-anh-huong-cua-ao-giao.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa là gì