Vai trò của Trang Tử trong tư tưởng và văn học Việt Nam

      Một điều có thể xem là thú vị và hết sức đáng chú ý là vai trò của Trang Tử trong tư tưởng và văn học Việt Nam. Lão Tử là người khách quan luận nhìn mọi việc một cách thản nhiên nên không hợp với tâm lí Việt Nam. Tuy đọc khá nhiều sách xưa, tôi chưa thấy một người Việt Nam nào thực sự là môn đệ của cụ Lão. Trái lại, người mê cụ Trang đông vô kể. Như Tùng Thiện Vương thú nhận: “Ba phần Khổng Mạnh, một phần Trang”, tâm tí nhà Nho Việt Nam có một phần Trang Tử. Tại sao?

Vai trò của Trang Tử trong tư tưởng và văn học Việt Nam

     Cái phần quyết định của học thuyết Lão – Trang là thái độ chống lại mọi chính trị, bất kể nó tốt hay xấu, nhưng vì nó là sự can thiệp của con người vào cuộc đời của dân nên chống lại. Đây không phải chống lại tích cực mà tiêu cực, rút lui, vào núi ở ẩn. Nếu thiếu thái độ ấy không thể là người môn đệ Lão – Trang được. Ở Việt Nam không thấy người nào như thế cả. Cái phần Trang Chu ở họ là một biểu hiện tâm lí rất đặc biệt.

     Người mở đầu xu hướng này chính là Nguyền Trãi. Trong Toàn tập của ông có đến 300 lượt dùng các từ ngữ kiểu TrangTư ca ngợi cuộc sông ẩn dật, xa lánh danh vị, vui với thiên nhiên. Nhưng đó chỉ là tinh”những chữ, những chữ và những chứ mà thời” như chàng hoàng tử Đan Mạch, Hamlet đã nói. “Thựctình, ông là người quên mình cho đất nước, nhà chiến lược vĩ dại của cuộc khởi nghĩa. Trang Tử cấp cho ông điều an ủi trước tâm trạng bất lực. Ông cứu được nước khói tay giặc nhưng không cứu dược dân khỏi bộ máy quan liêu của một triều đình chuyển sang chuyên chế. Trang Tử trước thế ký XVII là lối thoát của nhà Nho Việt Nam để trở về với công xã nông thôn, bảo vệ mạng sống trong cảnh bất lực. Trang Tử vào thế kỷ XVIII, XIX là niềm an ủi nhất thời cho những nhà nho tài tứ như Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát với tâm lí thị dân phương Đông, bất lực, tìm cái vui trong khoảnh khắc với thiên nhiên, rượu, sắc đẹp tạm quên cảnh ngang trái của đời mình. Rồi Trang Tử ở thế kỷ XX là lời tâm sự của lớp thanh niên Tây học bất lực trước cuộc đời. Trang Tử ở Việt Nam chỉ tổn tại như một nhà văn vì người Việt Nam sinh ra với tâm lí tổ quốc luận .

    Việc dùng bùa phép là chung cho mọi tín ngưỡng, không phải là độc quyền của tín ngưỡng nào. Ta thấy nó ở nhiều đồng bào thiểu số không hề chịu ảnh hưởng Đạo giáo. Nhưng bùa Đạo giáo có đặc điểm riêng là dựa trên chữ Hán. Vì cho rằng các vị thần ở ngay trong con người nên Đạo giáo dùng bừa để chữa bệnh, đuổi tà, cầu phúc.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa là gì