Nhưng đó chỉ là về lí thuyết. Trong thực tế các vị thần cai quản thiên đình Đạo giáo Việt Nam là khác. Nếu như thiên đình Đạo giáo Trung Hoa chỉ thấy đàn ông thì thiên đình giáo Việt Nam do đàn bà làm chủ. Cái nhìn của nhân dân đối với họ là cái nhìn của con đối với mẹ. Họ là các bà mẹ thánh, các thánh Mẫu. Thế giới của Đạo giáo Trung Hoa là thế giới của triều đình quân chủ, thế giới của Đạo giáo Việt Nam là thế giới của gia đình Việt Nam, tên gọi tục thờ Mẫu là điển hình. Ở đây, những đứa con tìm sự che chở của mẹ.
Tôi thấy người Việt Nam dùng danh từ thờ Mẫu là cực hay, họ đã khái niệm hóa thành công một tín ngưỡng hết sức đa dạng, đồng thời lại tích hợp được nhiều tín ngưỡng khác theo bốn yêu cầu của tâm thức dan tộc trong tình thương của người mẹ. Nó là sự Trung Hoa hóa về hình thức việc thờ nữ thần, là sự nhân cách hóa bốn lực lượng tự nhiên quyếtđịnh đời sống của một cư dân nông nghiệp: trời, nước, cây, đất. Người ta gọi là thờ “Tứ Phú”, tức “bốn cung” lúc đầu chỉ có “Tam Phủ”, là:
Thánh Mẫu Thượng Thiên, tức Bà Trời cai trị Thiên Phủ (Miền Trời), làm chủ mây, mưa, sấm, chớp, mặc đồ đỏ.
Thánh Mẫu Thoải, Thoải là thủy nghĩa là nước cai trị Thủy Phủ (miền sông nước) làm chủ sông, biển, rất quan trọng với nghề nông, mặc đồ trắng.
Thánh Mẫu Thượng Ngàn cai trị núi rùng, cây cối thực vật, mặc đồ lam.
Sau này thêm vào Thánh Mẫu thứ tư Là Thánh Mâu Địa phủ (miền đất), cai quản đất đai, sinh vật, mạc áo vàng.
Tiểu sử các Mẫu cho biết các Mẫu xuất hiện sau thế kỉ XV tức là từ đời Lê. Và nếu là thế, thì thờ Mẫu ra đời sau khi Nho giáo đã thay Phật giáo để đáp ứng sự hẫng hụt về tâm linh mà Nho giáo tạo nên. Các Mẫu đều đã trải qua cuộc sống bình thường với nhiều bất hạnh của phụ nữ Việt Nam, sống đạo đức, thương người chứ không phải có tu luyện gì đạc biệt.
Khi đất nước do quan lại cai trị, thì người thừa hành mệnh lệnh các Thánh Mẫu là năm ông quan theo đúng thuyết ngũ hành:
Quan lớn đệ nhất, phái viên của Thánh Mẫu Thượng Thiên, uy tín, xinh đẹp, áo đỏ, khăn đỏ.
Quan lớn đệ nhị, phái viên của Thánh Mẫu Thượng Ngàn, mặc áo lục, khăn lục.
Quan lớn đệ tam, phái viên của Thánh Mẫu Thoải hay cười, mặc đồ lam.
Quan lớn độ tứ, phái viên của Thánh Mẫu Địa Phủ, mặc đồ vàng.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/cac-thuyet-ve-thanh-mau-thuong-thien.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì