Trong điện Tứ phủ, thuộc hàng quan, nhưng cao hơn, có Đức Thánh Trần, tức Trần Hưng Đạo, con gái ngài và các tướng của ngài. Rồi các anh hùng nhập vào: Cao Lỗ, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyễn Kim, Phạm Ngũ Lão V. V… Lí thuyết đầu thai là rất tiện để giải thích các Thánh Mẫu hóa thân thành Bà Trưng, Bà Triệu, Ỷ Lan, Ngọc Hân. Huyền thoại nhập vào lịch sử. Không những thế, Quan Vũ vị tướng đời Hán cũng trở thành vị thần quan trọng. Theo tôi nghĩ đây là hiện tượng ghép sau. Học thuyết Vương Dương Minh đời Minh đề cao Quan Vũ là nhân vật lý tưởng. Việc thờ Quan Vũ là xuất phát từ đó rồi lan khắp châu Á, đặc biệt qua Hoa Kiều và là biểu tượng của tinh thần chống ngoại xâm ở những người chống Thanh. Ông trở thành không những vị thần Đạo giáo Việt Nam mà còn là vị thần của Hát Bội tuy ông không liên quan gì với nghề hát tuồng cả.
Trong điện thờ Tứ Phủ thờ cả rắn và hổ. Ông rắn gọi là ông Lốt. Khi ông nhập vào, người đồng nằm dài ra đất, lấy khăn đỏ phủ lên người. Có năm ông Hổ theo năm màu của ngũ hành mà hình ảnh được truyền bá khắp nước do tranh khắc gỗ. Các ông Hổ giúp các vị tướng trong chiến tranh, trừng trị bọn ma quỷ đe dọa cuộc sống con người, nhất là các trẻ em.
Xét về học thuyết, Đạo giáo Việt Nam không có nguyên lí triết học riêng như ở Trung Quốc. Trong kho sách viện Hán Nôm có một số công trình thì toàn nói về biện pháp thực hiện (con số trong ngoặc đơn chỉ con số trong bộ Thư Mục). Có một quyển về cách đánh đồng thiếp (488), 7 quyển về cách làm phù thủy (489, 1661, 2648, 2698, 2701, 2702,…), 4 quyển về bùa chú (1060, 1064, 2698, 3155), 3 quyển về gọi hồn, trừ tà (1243, 1520, 4466). Tinh hình cũng như ở bói toán, phong thủy đều là sách thực hành dựa theo Trung Quốc. Điều này khác Đạo giáo Trung Quốc với những quyển kinh đã góp phần vào văn hóa Trung Hoa như Bát tổ chân kinh, Hoàng Đình kinh, Đụi Đồng chân kinh và có những lí luận gia lỗi lạc như Quách Phác, Cát Hồng, Trần Đoàn.
Phần riêng của Đạo giáo Việt Nam là các giáng bút, tức là những lời chép lại (bút) các lời dạy của thần linh khi thần tính nhập vào (giáng) người các ông đồng, bà cốt. Nội dung các giâng bút chí là những lời dạy đạo lí làm người theo tâm thức Việt Nam: yêu TỔ quốc, lo đến gia đình, bảo vệ nhân cách làm người, truyền thống cha ông (diện mạo), tránh các tai ách (thân phận)
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc việt nam