Thờ quan Tuần Tranh

      Quan lớn đệ ngũ, gọi là quan Tuần Tranh. Theo truyền thuyết Trịnh Thường quan tri phủ Ninh Giang có cô vợ hai xinh đẹp đi thuyền chơi ở sông Tranh thấy một chàng trai dưới nước vọt lên đòi lấy làm vợ, kéo cô xuống nước. Trịnh đến bờ sông gặp tiên Quỷ Cốc nhờ ông xuống gặp Long Vương đòi được vợ về.Cậu con Long Vương bị đày ở sông Tranh. Từ đó xảy ra nhiều điều kì diệu. Người ta lập đền thờ, thờ quan Tuần Tranh.

Thờ quan Tuần Tranh

Dưới năm quan lớn, theo tôn ti có:

(1)        Bốn Thánh Bà, giúp việc bốn Thánh Mẫu.

(2)        Mười ông Hoàng. Có truyền thuyết cho đó là các con trai của Bát Hải Đại Vương hồ Động Đình. Nhưng trong các bài văn chầu và theo truyền thuyết đó đều là những người có công đánh giặc hoặc khai phá đất đai. Ông Hoàng Nhất là tướng của Lê Lợi. Ông Hoàng Đôi là người Dao có công chống giặc, bảo vệ dân, còn ở Thanh Hóa lại là quan lớn Triệu Tường có công khai phá đất đai. Ông Hoàng Ba hay Bơ thờ ở đền Lành (Hà Nam) là một thủy thần có công đánh giặc. Ông Hoàng Lục là tướng Trần Lưu có công đánh giặc Minh. Ông Hoàng Bảy hay

ông Hoàng Bảo Hà bảo vệ Yên Bái. Ông Hoàng Bát người Nùng. Ông Hoàng Mười là viên quan Nghệ An, thờ ở Bến Thủy. Các ông đểu giao du rộng, thích thơ văn, thậm chí đa tình.

(3)          Mười hai cô tiên là thị nữ các Thánh Mẫu. Cô cả là thị nữ Thánh Mẫu Thượng Thiên. Cô Đôi là thị nữ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Cô Ba hay Cô Bơ thuộc thủy phủ có thể chữa bệnh hay gây bệnh. Tùy theo nơi thờ từng địa phương, người ta nói Cô Bé Đắc Lệ, Cô Ban Đường, Cô Thác Bờ, Cô Chín Giếng, Cô Đồng Mỏ…

(4)          Bốn cậu Quận phục vụ bốn Thánh Mẫu.

(5)          Rất nhiều các cô Bé và cậu Bé chết dưới 10 tuổi sống cạnh các cô Tiên, giúp việc các ông Hoàng. Nhưng trong Hầu Bóng thường chỉ có Cậu Bơ (Ba) và Cậu Bé nhập vào người đồng mà thôi.

      Trong một đất nước theo Tổ quốc luận, lòng biết ơn là nền tảng của đạo đức, đồng thời là nền tảng tín ngưỡng. Nó là cơ sở tục thờ cứug tổ tiên, những người có công với làng: các vị có công dựng lên làng, các tổ sư các nghề, các nhân vật bảo vệ làng, các anh hùng, các nhà văn hóa. Một số nhập vào thiên đình Đạo giáo. Chắc chắn đây là hiện tượng có sau: khi tục thờ Mẫu phát triển, nó thu hút các tục thờ cứug khác vào phạm vi của mình, cấp cho hình thức mới.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc