Chẳng hạn mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc, rồi thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Lý thuyết này tạo nên một quan niệm lịch sử theo tuần hoàn, làm cơ sở cho lý thuyết trời và người có quan hệ với nhau và nhập vào Nho giáo đời Hán. Trang Tử trong “Nam Hoa Kinh” nói đến vị thần cưỡi mây, không ăn ngũ cốc, trở thành bất tử gọi là “chân nhân”. Bọn phương sĩ cho rằng mình giao tiếp được với thần tiên và có thể luyện thuốc trường sinh. “Sử kỷ” của Tư Mã Thiên kể chuyện Tần Thủy Hoàng sai bọn Từ Phúc đem ba ngàn con trai con gái chưa vợ, chưa chổng đến đảo Bổng Lai để tìm thuốc tiên nhưng không ai trở về. Đầu đời Hán, có thuyết Hoàng Lão, sự kết hợp Hoàng đế với Lão Tử rất thịnh hành. Nó chú trương thành tĩnh – vô vi, nhà vua không can thiệp vào công việc của dân, chủ trương tìm thuốc bất tử. Các vua Hán Văn Đế, Cảnh Đế, Hán Vũ Đế đều thích đạo này. Nhưng nhìn chung, thuyết này chỉ thu hẹp vào giới đại quý tộc vì nó hết sức tốn kém. Trong “Hán thư nghệ vãn chí” đã dẫn đến 205 quyển sách nói đến các thần tiên gia.
Vào năm 67 sau công nguyên, Phật giáo từ Ấn Độ nhập vào Trung Quốc, nhưng trong đời Hán, Đạo giáo cũng như Phật giáo chỉ mới có quý tộc theo. Đạo giáo thực sự ra đời như một tôn giáo trong phong trào “Đạo năm đấu gạo” và “Thái bình đạo”.
Trương Đạo Lăng thời Thuận Đế (126-144), thành lập phái “Năm đấu gạo” ở Tứ Xuyên, viết đạo thư, tự xưng là Thái Thanh Huyền Nguyên. Cháu nội y là Trương Lỗ làm quan ở Hán Trung, lập nghĩa xá, có gạo thịt cho người đi đường ăn không trả tiền. Ai theo phải nộp năm đấu gạo cho nên người ta gọi là “đạo gạo” (mễ đạo). Sau này Lỗ đầu hàng Tào Tháo, làm rể Tào Tháo và được phong làm Trấn nam tướng quân.
Một chi nhánh trở thành phái Khăn vàng (Hoàng cân). Trương Giác, học “Thái bình kinh” sáng lập “Thái bình đạo” dùng bùa chữa bệnh, nhiều người khỏi. Đạo truyền khắp tám châu trong mười năm, có 36 vạn người theo nói “Trời xanh đã chết, trời vàng ra đời vào năm giáp tí thiên hạ dại cát”, lôi cuốn nông dân chống lại chính quyền hủ bại nhà Hán. Các kinh chủ yếu của nó là “Đạo Đức Kinh”, “Thái Bình Kình”, “Lão Tử Tưởng Nhĩ chú”, dùng thuyết âm dương ngũ hành giải thích nguồn gốc vũ trụ, dạy cách tập thở, các bí quyết giao hợp để được trường sinh, lấy trung, hiếu, thành, tín làm nguyên lý trị nước dể cho thiên hạ thái bình. Nền tảng cúa nólà thuyết “Trời và người có quan hệ với nhau”, “Trai gái hàa hợp gópsức đồng làng cùng sinh con. Ba người hòa hợp làm thành nhà, vua, tôi, dân hòa hợp làm thành nước”. “Người ta sinh va đã mang thiên khí. Đầu tròn là trời, chân vuông là đất, bốn tay chân là bốn mùa, ngũ tạng là ngũ hành”.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc