Tâm thức làng xã của người dân Việt Nam

      Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam nhiều khi phải rời khỏi làng, sống lưu tán. Nhưng có một điểm không thay đổi chứng minh tính khách quan của tâm thức: thế nào họ cũng tập hợp lại thành một làng, dựng lên một cái đình, thờ một ông Thành hoàng chung, và có khi cái làng này mang tên một họ như làng Nguyễn Xá, Phan Xá, Trịnh Xá, Hồ Xá… để chỉ cái họ đến đầu tiên khai cơ lập ấp ở đấy. Thế nào dân làng cũng thờ con người đưa dân đến địa điểm mới.

Tâm thức làng xã của người dân Việt Nam

      Rồi những người cùng làng, cùng họ lại gắn bó với nhau không chỉ trong làng, mà ở những nơi xa quê hương. Rồi người ta xây dựng các gia phả để quy định họ hàng, tổ chức những cuộc họp họ, họp làng và cảm thấy sung sướng khi trở lại trong lòng họ hàng, làng xã. Một người trong họ có được danh tiếng, công lao là niềm tự hào của cả họ cả hàng. Ngược lại, nếu anh ta làm điều gì xấu xa thì cả họ, cả làng cảm thấy xấu hổ. Ngày xưa có câu: “Một người làm quan cả họ được nh‘”. Tức là một người làm quan phải giúp đỡ cả họ, cả họ được tiếng thơm nếu anh ta có công với làng, với nước.

      Ngay bây giờ nữa, ta vẫn thấy tâm thức này còn khá mạnh. Một người không quan tâm đến họ hàng thì bị chê bai về làng, các bậc cha chú không ngại phê phán anh ta dù anh ta có quyền lực đến đâu. Một người Việt Nam không có mơ ước lên thiên đường hay lênbàn, mà mơ ước của anh ta rất giản dị: có con cái nối dõi, được thờ cúng và chết chôn ở làng, cạnh những người thân. Trong một thành phố như Hà Nội, ta vần thấy từng họ một tìm cách liên lạc với nhau, tô chức những cuộc họp họ.

     Trong đó họ gọi nhau không phải theo chức vụ mà theo thứ bậc trong họ, những cuộc họp làng. Tình hình này rất khác ở phương Tây. Một người Việt Nam sống ở phương Tây dù trong môi trường cá nhân luận thế nào cũng tìm cách tổ chức những làng Việt Nam, ăn Tết Việt Nam, sống theo phong tục Việt Nam trong những hoàn cảnh có thể làm được.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc