Gần đây có nhiều công trình rất tốt vé lễ hội (18). Trong một cồng trình văn hóa học, chi chú trọng vế phương pháp luận, tòi chỉ có thể trình bày cách nhìn của một ngành khoa họcvề vấn đềnày. Về mặt biểu hiện cụ thể xin xem những cổng trình của Toan Ánh, Lê Trưng VQ, Thạch Phương, Trần Ngọc Thèm, ĐặngVăn Lung và nhiêu người khác.
Tại sao từ khi cổ loài người đến nay và sau này cũng thế, cổ lề hội? Chỉ có thể aiài thích một hiện tượng toàn nhân loại như thể bằng những nhu cầu có thực trong tâm thức của toàn nhân loại. Có hai nhu cầu mà không một sức mạnh nào có thể bóc nó ra khói trái tim con người.
Thứ nhất, là nhu cầu bình đẳng. Xã hội nguyên thủy, mặc dù đời sống rất thấp vẫn tồn tại được, và các nhà dân tộc học thấy các tộc người nguyên thủy vẫn cảm thấy mình sung sướng chính vì họ thấy họ bình đẳng. Ngay trong xã hội nô lệ ở La Mã, tuy chủ nô có quyển sinh sát đối với nôlệ, vẫn có lễ thần Xa- tuốc-nơ (Saturne) trong đó nô lệ cùng ăn với chủ, nói gì cũng được không bị trừng phạt. Bình đáng là mơ ước tha thiết nhất. Nếu không tạo được một cuộc đời bình đẳng thì phải chấp nhận những ngày bình đẳng để người bị trị cảm thấy yên tâm chịu đựng hơn, và người cai trị hiểu được những thiếu sót mà điều chỉnh, cai trị có kết quả hơn.
Thứ hai, là cuộc sống no đủ, thân phận bảo đảm và diện mạo được quý trọng. Cuộc sống thực tế còn xa mới như thế. Chờ đợi thời Nghiêu Thuấn, một thánh quân thì không thể có. Đó là huyền thoại. Chờ đợi ở một tương lai xa xôi thì không ổn, vì hạnh phúc con người cần là ngay hôm nay. Do đó, phải có những ngày phi trần thế ngay trong cuộc sống trần thế này, những ngày thực sự no đủ, được mọi người quan tâm, vui sướng không phải nghĩ gì đến cơm ăn, áo mặc, túng thiếu, nghèo khổ. Chỉ có một cách: lễ hội. Dù cả năm có vất vả đến đâu, vẫn có những ngày hạnh phúc thực sự. Thực chất lễ hội là tạo nên cuộc sống lí tưởng ngay trong một cuộc đời đấu tranh, giành giật, đầy những bất công, để cuộc sống trở thành có chu kì, có khổ nhưng cũng có sướng, có vất vả.
Tuy có sự phân biệt giữa lễ và hội nhưng đó là về nguvên lí. Còn trong thực tế, lễ và hội thường xen vào nhau. Lễ là việc làm của cá nhân hay gia đình nhằm mục đích cầu phúc hay tạ ơn, như các bà lề chùa, các đồng bào công giáo. Còn hội là việc làm của cộng đồng mà mục đích chính là tìm lại được thân phận bình đảng và diện mạo được tôn trọng. Trong một nước bị Nho giáo tôn ti hóa gắt gao, hội Việt Nam có năm đặc điếm chống lại tôn ti luận này: