VIỆC THỜ MẪU
Việc thờ Mẫu chính là nơi Đạo giáo biểu lộ ảnh hưởng nhiều nhất. Có thể nói đây là biểu hiện của Đạo giáo Việt Nam, thành một tôn giáo với học thuyết, một tăng đoàn và một quần chúng. Sự nghiên cứu về Đạo giáo Việt Nam cho đến nay thiên về từng mặt bên ngoài mà ít chú ý đến các quan hệ, chưa có cách nhìn văn hóa học về nó. Vì đối tượng công trình này không phải là nghiên cứu một hiện tượng văn hóa ở tự nó mà chỉ là nghiên cứu mặt văn hóa học của hiện tượng mà thôi, cho nên tôi chỉ xét về khía cạnh văn hóa.
Chuyện lên đồng là phổ biến khắp thế giới. Người ta tin rằng linh hồn con người vẫn tiếp tục sống sau khi con người đã chết và có thể giao tiếp với người sống qua những đồng cốt. Linh hồn không còn xác nữa chỉ là cái bóng. Cái bóng ấy mượn thể xác người đồng như cái ghế (giá), con ngựa, để nó biểu lộ ra ngoài. Ở nhiều nơi có những lẻ, trong đó người đồng là hiện thân của thần linh đuổi tà, chữa bệnh, phát bùa, đoán tương lai, ban phước. Ở cổ Hy Lạp, cổ La Mã, châu Âu trung cổ đều có hiện tượng này và dưới hình thức kín đáo, tôn giáo nào cũng có.
Chỉ có những người đặc biệt mới có thể tiếp xúc với Linh hồn người chết. Người ta nói họ có cái “căn” tức là cái “rễ” gắn bó với thần linh. Sau đó, họ phải được thần linh chọn, thử thách, tập dượt để trở thành một người đặc biệt khác mọi người. Con người phục vụ mọi tôn giáo đều phải trái qua những giai đoạn như vậy.
Thiên đình đạo giáo Việt Nam thể hiện đúng một đặc điểm của tâm thức Việt Nam là tính bao dung. Nó chấp nhận mọi tôn giáo, mọi xu hướng, mọi huyền thoại. Trong lĩnh vực tôn giáo không ai nêu lên câu hỏi có thực hay không, câu hỏi của khoa học. Câu hỏi tôn giáo đặt ra là: có cần hay không?
Xét về các Phật, có đủ mọi Đức phật: Đức Phật Mười phương tức Thích Ca, Đức Từ Thị là Phật Nhân từ, Phật Quan Âm Bổ tát, mọi Bồ tát, mọi Hộ Pháp.
Trong số các thần của Đạo giáo Trung Hoa có Ngọc Hoàng, Đế Thích, Thiên tướng, Thiến phủ chí tôn là người cai quản trên trời. Nhạc phủ ngũ thẩn vương là năm ông vua cai quản năm ngọn núi nổi tiếng nhất Trung Quốc. Địa phủ thập điện diêm la vương là vị thần cai quản mười điện tối tăm ở âm phủ, Trấn Động Đình bát đại Long vương là tám ông vua rồng cai quản hồ Động Đình. Nam Tào, Bắc Đẩu là hai vị thần cai quản hai khu vực trên trời theo thiên văn học Trung Quốc. Nhung đặc biệt hai vị thần chủ chốt của Đạo Trung Quốc là Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy Thiên Tôn lại không ở trong nhóm này.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/nam-bo-ra-oi-hai-ton-giao-cao-ai-va-hoa.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì