Một xu hướng nữa cùng gốc Đạo giáo rất phổ biến ở Việt Nam là thuật xem tướng và bói toán. Hai thuật này đã có từ làu ở Trung Quốc và sử kí của Tư Mã Thiên đã có một chương liệt truyện nói vềcác người xem tướng và bói toán nổi tiếng từ thời Chiến Quốc về trước. Mặc dầu thế, khi Đạo giáo ra đời, các lí thuyết này được nâng cao và trở thành tinh vi hơn. Đặc biệt việc lập lá số gọi là tử vi được gán cho Trần Đoàn, nhà đạo giáo nổi tiếng nhất đời Tống. Tôi không thấy trong sử Trung Quốc nhắc đến chuyện lấy lá số trước đời Tống (4). Việc lấy lá số là xuất phát từ văn hóa văn hóa Lưỡng Hà từ ba ngàn năm trước công nguyên.
Có những người không tin vào thần linh mà theo một hệ thống bói toán dựa trên thiên văn và lí thuyết các con số. Cách làm của họ giống tử vi đến mức khó tin: lí thuyết cho rằng vận động các thiên thể (sao, trăng, mặt trời, hành tinh) tác động đến nhân sự, các biến cố đều bị quy định từ trước bởi một trật tự phổ quát, và lá số tử vi của con người là một bản đồ của bầu trời vào giờ ra đời cho thấy vị trí các thiên thể trong mối quan hệ với 12 cung mà chúng đi qua và theo vị trí của chúng với nhau. Mỗi cung có chúa tể của nó, có sao quy định tính khí, bệnh tật, tai nạn và may mắn. Sự giống nhau này lên đến mức cùng một ngày sinh tháng đẻ mà lập lá số kiểu Trung Hoa hay kiểu phương Tây, đúng hơn là kiểu Babilon, thì kết quả không khác nhau bao nhiêu. Nếu khẳng định được nguồn gốc Lưỡng Hà của tử vi thì các lí thuyết về Hà Đồ, Lạc Thư đểu phải xây dựng lại.
Có những người không tin vào thần linh mà theo một hệ thống bói toán dựa trên thiên văn và lí thuyết các con số. Cách làm của họ giống tử vi đến mức khó tin: lí thuyết cho rằng vận động các thiên thể (sao, trăng, mặt trời, hành tinh) tác động đến nhân sự, các biến cố đều bị quy định từ trước bởi một trật tự phổ quát, và lá số tử vi của con người là một bản đồ của bầu trời vào giờ ra đời cho thấy vị trí các thiên thể trong mối quan hệ với 12 cung mà chúng đi qua và theo vị trí của chúng với nhau. Mỗi cung có chúa tể của nó, có sao quy định tính khí, bệnh tật, tai nạn và may mắn. Sự giống nhau này lên đến mức cùng một ngày sinh tháng đẻ mà lập lá số kiểu Trung Hoa hay kiểu phương Tây, đúng hơn là kiểu Babilon, thì kết quả không khác nhau bao nhiêu. Nếu khẳng định được nguồn gốc Lưỡng Hà của tử vi thì các lí thuyết về Hà Đồ, Lạc Thư đểu phải xây dựng lại.
Tôi không dám đi con đường này mặc dầu đã có người đi ( 10). Xét về mặt văn hóa học, tôi thấy bản đổ lá số là bản đổ tâm lí người Trung Hoa và Việt Nam. Dựa vào đấy mà nghiên cứu tưtưởng, tâm lí, ham muốn và sợ hãi của người Việt và người Hoa sẽ rất có giá trị, cũng như quan niệm của họ về thời gian, không gian, tất cả đều cụ thể khác xa cái thời gian và không gian vật lí.
Tống Nho khi tự gọi mình là “Đạo học” đã thừa nhận sự đóng góp to lớn của Đạo giáo. Việt Nam khi chỉ tiếp nhận Tống Nho thì cũng dễ dàng tiếp nhận Đạo giáo và Phật giáo. Vào thời Lý-Trần có khoa thi tam giáo (Nho-Phật-Lão), cách thi này là bắt đầu từ đời Đường. Nhưng sang đời Lê thì chỉ thi về Nho giáo mà thôi. Việc hiểu Phật, Lão là rất cần trong việc trị nước. Để cai trị phải nắm lịch sử là điều Nho giáo cung cấp, nhưng lại còn phải am hiểu nhu cầu tâm linh của nhân dân, mà điều này không có trong Nho giáo, lại biểu hiện rất rõ trong Phật giáo, Đạo giáo.