Như vậy là thuyết tu tiên, xu hướng chính của Đạo giáo Trung Hoa, dưới thời Bắc thuộc rất thịnh hành ở Việt Nam.
Nhưng về thực chất, nó chỉ bó hẹp vào quan lại cao cấp của Trung Hoa cho nên chưa thể gọi là tiếp xúc văn hóa được. Suốt thời kì độc lập cũng thế. Chuyện tu tiên rất tốn kém, phải là quý tộc cao cấp mới bàn được đến nó. Ngoài những người quý tộc Trung Quốc, thấy có nói đến Trần Dụ Tông (1311-1369) cầu đạo trường sinh bất tử với đạo sĩ Huyền Vân, tu ở núi Phụng Hoàng, tỉnh Hải Dương và một vài quan đại thần như Nguyễn Hoãn, người Thanh Hóa làm thượng thư thời Lê Cảnh Hưng xây tháp 12 tầng để luyện khí âm dương. Trong quyển La Sơn phu tử của Hoàng Xuân Hãn có nói đến một ông quan to đời Lê mời phu tử lên kinh luyện đan (7).
Sách tu trên, luyện đan ở Trung Quốc rất nhiều, có nhiều nhà Nho đọc, nhưng thực tình không ai theo. Nó thiếu tính quần chúng và thiếu người hành nghề nên chưa có thể gọi là tôn giáo.
Phải có đủ ba yếu tố (học thuyết, người hành nghề, quần chúng có tổ chức) mới có thể gọi là tôn giáo.
Học thuyết này du nhập vào Việt Nam rất sớm. Năm 865, Cao Biền một viên tướng nhà Đường được phái sang Việt Nam với một nhiệm vụ rất kì quặc đối với óc duy lí của ta: tìm mọi cách cắt đứt các long mạch để đất Giao Chỉ không thể sinh vương nhờđó duy trì được ách đô hộ vĩnh viễn. Một liên hoàn huyền thoại diễn ra quanh ông tướng – địa lí này: nào Cao Biền vãi đậu thành binh, cưỡi diều giấy bay khắp Giao Chỉ để xem nơi nào có long mạch mà phá; nào việc ông ta xây chùa, tháp trên núi, thí dụ chùa Tây Phương, đắp đê, đào sông v.v… Câu chuyện kết thúc bằng sự thất bại của Cao Biền. Ảnh hưởng phong thủy thấy rất rõ trong việc định đô tức là chọn đất thích hợp để dựng kinh đô. Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ, thư của Quang Trung gửi cho La Sơn phu tử đều viết với những thuật ngữ phong thủy. Khi xây Huế, Minh Mạng nói mình không tin phong thủy nhưng vẫn theo các quy tắc của nó vì thấy theo nó không có hại gì.
Người nổi tiếng nhất về phong thủy ở Việt Nam là Nguyền Hữu Huyên người làng Tả Ao, tỉnh Hà linh nên dân thường gọi là cụ Tả Ao, sống thời Lê Mạt. Chung quanh cụ có một liênhoàn chuyện kể về các cách đặt hướng đình, mồ mả của cụ. Trong thư mục Hán Nôm của Viện Hán Nôm có đến 70 quyển về phong thủy chứng tỏ người Việt Nam ham và tin phong thủy (8).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ban sac viet nam