Nguồn gôc của họ Việt Nam

     Nó phổ biến nhất, vì người Việt dù theo Nho, Phật hay Lão vẫn thờ cúng cha mẹ. Bàn thờ cha mẹ có mặt tại mọi nhà kể cả ở các gia đình Cộng sản hay Công giáo. Mọi gia đình đều mời anh em thân tộc đến dự ngày cha mẹ mình mất. Người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm nền táng đạo lý. Tôi phải biết ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và kỷ niệm ngày song thân mất cùng với anh em con cháu để tạo nên cơ sở cho quan hệ gia đình. Có linh hồn hay không thì không thể biết, nhưng chắc chắn tôi phải biết ơn.

Nguồn gôc của họ Việt Nam

     Tôi có khảo sát tục này ở Trung Quốc. Nếu tài liệu cho biết quý tộc Trung Hoa thờ cúng tổ tiên rất kỹ lưỡng thì không thấy nói ở Cổ Trung Hoa dân thường cũng thờ như thế. Tục này tồn tại ở Hoa Nam nhưng Hoa Nam là đất ĐNA xưa. Tôi có hỏi các học giả Trung Quốc thì ý kiến không nhất tri. Tục này là đầy đủ nhất ở Việt Nam vì nó có cả một hệ thống quy tắc: tang ma, lễ chôn cất, để tang, chăm sóc phần mộ, tế lễ, giữ gia phả, thờ ở nhà thờ họ từ đời ông trở lên, và thờ cha mẹ ở gia đình khi là con trưởng. Tất cả những điều này đều chịu ảnh hưởng của cách thờ cúng tổ tiên của quý tộc Trung Hoa. Sang Cămpuchia năm 1983, tôi ngạc nhiên thấy người Cămpuchia gọi con theo tên cha mà không có họ. Ở Thái Lan cũng vậy, quyển Thai-land in the 90s (Thái Lan trong thập kỷ 90) viết:

    “Năm 1913, ông Rama Vban hành đạo luật bắt thần dân phải dừng họ và như thế là không khác các nước phương Tây. Để tự mình góp phần vào tư tưởng này chính ông sáng tác hàngtrăm họ”.

     Như vậy, “họ” ở Việt Nam là gốc Trung Quốc và nhà thờ họ, gia phả đều thế.

    Tinh thần tông tộc của Trung Hoa là hết sức mạnh. Gia phả họ Khổng có đầy đủ ngót trăm thế hệ từ Khổng tử đến giờ. Việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là theo Thọ Mai Gia Lễ, Thọ Mai là nhà Nho Nghệ An (Quỳnh Lưu) sống vào thể kỷ XVIỈỈ soạn sách này đã giản lược rất nhiều quyển Chu Công gia lễ củaTrung Quốc. Đặc biệt các họ Việt Nam đều xuất phát từ chữHán. Như vậy là chế độ thờ cúng tổ tiên ở người Việt có gốc ĐNA nhưng đã được cấu trúc hóa lại theo Trung Quốc.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc