Câu chuyện diện mạo trong xã hội Việt Nam khi xưa

      Nếu như con người sinh ra đã có Tổ quốc, gia đình thì thân phận và diện mạo lại khác. Hai cái này là những thuộc, tính xã hội cấp cho anh ta và phần lớn do cố gắng của chính anh ta mới có được. Trong những xã hội cổ xưa, con người có thân phận. Anh ta là chủ nô, nô lệ được xếp vào một trong những đẳng cấp mình, nhưng phần lớn không có ý thức về diện mạo mình. Trong một xã hội còn mang tính chất cổ xưa như ở người Êđê, người Giarai ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nhất đối với con người để trừng trị anh ta không phải là cái chết. Anh ta tin rằng nếu chết đi anh ta sẽ đầu thai trở lại ngay trong thị tộc mình.

Câu chuyện diện mạo trong xã hội Việt Nam khi xưa

     Hình phạt nặng nhất đối với anh ta là bị đuổi ra khỏi cộng đồng, bởi vì lúc đó anh ta mất thân phận anh ta được hưởng trong cộng đồng của mình. Xã hội Trung Quốc xưa có phân chia ra quân tử, tiểu nhân cũng là phân chia theo thân phận không theo diện mạo. Con người có ý thức về diện mạo mình nhất là các ẩn sĩ, các hòa thượng. Họ tìm thấy giá trị cá nhân của họ trong một sự đối lập với tập tục, và chấp nhận những thiệt thòivề phía mình đẽ có được một niềm sung sướng mới: ý thức về diện mạo. Phải nói ý thức này mạnh mẽ ở một số người đến mức họ vượt lên mọi khổ cực, Sống thản nhiên trước những ham muốn lôi cuốn của thế lực.

     Xã hội Việt Nam xưa xây trên những làng xã làm tế bào, ý thức về diện mạo xuất hiện trong cố gắng của người dân tách ra khỏi cộng đồng ở một mặt nào đó. Trong một nông thôn có nhiều tổ chức khác nhau và lồng vào nhau như đã nói ở trên, diện mạo được hình thành trong cương vị đảm nhiệm ở từng tổ chức một.

     Xét về mặt chính quyền, trong cái một hình có ba vòng đồng tâm, người dân làng xã rất muốn nhập vào hai vòng trong là vòng những người quản lý làng (lý dịch) và vòng các kỳ mục, các thân hào chức Sắc. Những người trong hai vòng này có địa vị cao hơn người dân thường và có diện mạo riêng. Trong một xã hội mà chế độ quân chủ quan lại thống trị, muốn làm lý dịch, tức là nắm trong tay bộ máy điều hành, dứt khoát phải là người của vòng hai, tức là những hào mục. Tuy có bầu cử, nhưng là bầu giữa các hào mục chứ không phải đột nhiên có một anh bần nông ở ngoài lớp hào mục lại trở thành lý trưởng. Nói khác đi, nông thôn Việt Nam là do những người có máu mặt cai quản.

     Một quy chế phổ biến ở các làng Việt Nam, đó là phải góp một số tiền lớn để được cử vào hội đồng hào mục. Cho nên trong làng có những chức sắc. Các chức sắc này chỉ có giá trị trong nội bộ làng mà thôi; Tường, Nhiêu, Xã, Cai… nhưng rất hấp dẫn đối với dân làng. Cho nên có tục khao vọng tốn kém ở khắp nơi. Khao vọng chỉ có mục đích khẳng định diện mạo của con người ăn khao trước làng xã và từ nay mọi người phải đối xử với anh ta theo diện mạo mới của anh ta.

     Ngoài cái tổ chức chính liên quan tới chính quyền, các tổ chức khác cung cấp diện mạo cho những người chịu trách nhiệm chính của tổ chức của mình: ta thấy trong nông thôn có trưởng giáp, những người cầm đầu các hội tư văn, tư võ, các phường, v.v… Đặc biệt nhũng người được triều đình cấp cho các học vị (Cử nhân, Tiến sĩ…) hay các phẩm chất rất có uy tín. Và vì là do triều đình cấp cho nên uy tín của họ vượt ra ngoài phạm vi một xã.

     Về mặt tín ngưỡng, chế độ thờ cúng tổ tiên mà ta sẽ xét riêng bởi tầm quan trọng của nó vềvăn hóa, cung cấp cho các tộc trưởng, các trưởng chi một diện mạo riêng. Như vậy là trong xã hội Việt nam xưa, câu chuyện diện mạo là rất phổ biến.