Pháp luật với đời sống của con người

     Trong hoàn cảnh hiện tại, vấn đề thân phận đang gặp một thử thách hết sức to lớn. Trong cái đà đổi mới, quá nửa nôngdân phải ra các thành thị, mất hết chỗ dựa tinh thần và tình cảm trước đây. Họ chỉ còn cách dựa vào một yếu tố mới, là yếu tố duy nhất của thân phận con người phương Tây: Pháp luật. Pháp luật này trước hết chưa phải là hình luật, bởi vì họ sống đạo đức, không phạm tội. Đó cũng chưa phải là hộ luật bởi vì họ không có ruộng đất, mà là dân luật. Trong hoàn cảnh mới, chính dân luật mới là nền tảng của pháp luật. Cái dân luật ấy không tồn tại dưới thời quân chủ, tuy có đôi điều nói đến một vài quyền lợi như trong Luật Hồng Đức.

Pháp luật với đời sống của con người

     Ý thức tôn trọng pháp luật là đặc điểm của tâm thức phương Tây, một đặc điểm quen thuộc với họ như khí trời con người phải có để sống. Trong một thời gian dài sau Cách mạng, ta chưa có dân luật, vì ảnh hưởng của tôn ti luận từ thời quân chủ. Có quan niệm cho sự bình đẳng trước pháp luật là một cái gì tư sản. Bây giờ đã khác: bộ luật dân sự đã ra đời. Có bộ luật dân sự đã khó, nhưng giáo dục toàn dân tộc trọng luật dân sự còn khó hơn. Sẽ gặp vô số cản trở. Nhưng không có luật dân sự chung cho mọi công dân thì không thể có thân phận, mà không có thân phận thì làm sao có thể nói đến công bằng và văn minh được? Tôi nhớ một kinh nghiệm. Vào khoảng 1985, tôi cùng một học giả Pháp đi xe đến gần cầu Long Biên. Anh ta thấy một cái biển rất lớn đề “Sống và làm việc theo pháp luật”.Anh ta bảo tôi dịch. Tôi dịch xong anh ta sửng sốt: “Làm sao có thể có một khẩu hiệu kỳ lạ như thế này?”Đối với anh ta: nói sống và làm việc theo pháp luật thì cũng kỳ quặc như nói: Sống và làm việc thì phải thở.

     Trong hoàn cảnh mới hiện nay, cái thiếu nhất ở Việt Nam không phải là tiền, thiết bị, hạ tầng cơ sở, mà trước hết là một xã hội bị quy định từ A đến Zbằng pháp luật. Một nhà nước chỉ biết đến pháp quyền một nhân dân hiểu pháp luật là quan trọng,như không khí họ thở, và tự hào về sự tôn trọng này. Điều này đòi hỏi một thời gian không ngắn, vài chục năm. Nhưng chúng ta không có con đường nào nữa. Đối với một số người, điều này chắc hẳn là khó chịu. Con người quen sống với tập tục, tôn ti, tiếp thu nó không dễ. Có những người tự thấy mình ở trên pháp luật và thích một chế độ giải quyết mọi việc theo tôn ti. Quan niệm này kể ra, không có gì mới. Trong nước Trung Hoa cổ, pháp luật không thi hành đối với quý tộc mà chỉ áp dụng với dân lao động. Tôn ti luận mà chúng ta thừa hưởng của Trung Hoa trong quá khứ có thể còn có ảnh hưởng làm cho quá trình dân chủ hóa bị chậm lại.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ban sac viet nam