Tín ngưỡng đầu thai

      Ở Nam bộ, Hát văn và Hầu bóng cũng phổ biến. Tín ngưỡng đầu thai là cái cầu phổ biến để biến một vị thần xa lạ thành vị thần Việt Nam. Bà Chúa Xứ thờ ở An Giang (Châu Đốc) trước là nữ thần Chăm, cũng trở thành Thánh Mẫu. Lê Văn Duyệt mặc dù bị Minh Mệnh căm ghét vì bênh vực dòng dõi của hoàng tử Cảnh, trở thành vị thần chữa bệnh như Quan Tuần Tranh ở Bắc. Rồi Gia Long và các quan phụ quốc như Phạm Nghinh, Phạm Thạch đều trở thành thánh.

Tín ngưỡng đầu thai

     Nhiều người trong điện thần Tứ Phủ là người đổng bào miền núi (Mường, Nùng, Dao, Chăm, Tày…). Các nữ thần này khi nhập, đòi hỏi người đồng phải ăn mặc theo cách đẹp nhất của người dân tộc. Chầu Thác Bờ vì là người Mường nên mặc váy đen, cạp váy thêu hoa, đầu chít khăn trắng, cổ đeo vòng bạc. Bà Chúa Xứ mặc y phục Chăm, mặt xoa đen. Các điệu nhạc cũng thể gọi chung là điệu xá, như Xá Bằng, Xá Bắc, Xá Quảng… Các điệu vũ cũng vậy.

     Một tín ngưỡng phát triển thì cuốn hút nhiều tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng cơ bản Việt Nam là biết ơn những người có công, đặc biệt những người con ưu tú, nhất là các anh hùng. Truyền thuyết nhanh chóng biến họ thành vị thần Đạo giáo. Việc thờ Trần Hưng Đạo là nổi bật nhất về điểm này.

     Đền thờ ở Kiếp Bạc, thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Ngoài điện thờ Đức Thánh Trần, còn thờ cả mẹ, hai con trai, con gái, con rể và hai người hầu trung thành là Yết Kiêu, Dã Tượng.

     Hàng năm, vô số người đi bộ, đi thuyền đến hành hương. Cùng với phủ Giầy ở Nam Định, Kiếp Bạc là trung tâm đổng lớn nhất. Đặc biệt ở đây chỉ có ông đổng được gọi là thanh đổng. Khi lên đồng, người đồng dùng nhiều biện pháp để chứng minhvị thần đã nhập vào mình: lấy khăn thắt cổ, nuốt lứa, lấy xiên lĩnh đâm qua lưỡi. Đặc biệt Thánh Trần giúp các bà mẹ sinh con chống lại một thứ tà gọi là tà Phạm Nhan, một phù thủy theo quân Nguyên làm sẩy thai.

     Bà mẹ quỳ trước bàn thờ lấy tay che mặt. Trong cảnh hương trầm ngào ngạt, tiếng nhạc vang dội, họ bị thôi miên, giãy dựa. Phạm Nhan, theo người ta nói, nhập vào họ. Ông đồng cầm cờ đỏ múa trước mặt họ, mắng nhiếc họ vì lúc này họ là Phạm Nhan, lấy gậy đánh vào người họ. Các bà phải điểm chỉ vào tờ cam kết từ nay để các bà mẹ sinh con mẹ tròn con vuông. Tôi thấy đây là ngoại lệ: nam giới làm chủ. Nhưng vị tướng lỗi lạc nhất của đất nước lại che chở các bà mẹ sau khi đánh bại một kẻ địch hùng mạnh nhất của lịch sử để thỏa mãn yêu cầu lớn nhất của nữ giới là có con khỏe mạnh.

     Việt Nam có giai đoạn Phật giáo, Nho giáo chiếm ưu thế nhưng không có tôn giáo độc tôn. Và dù theo tồn giáo nào, người Việt Nam vẫn là người lấy quyền lợi của tổ quốc, gia đình, làng xã làm mục tiêu của cuộc sống để qua đó bảo vệ thân phận và phát huy diện mạo. Lý luận lợi dụng tôn giáo chi làm giảm yếu uy tín của nó. Lí luận coi tôn giáo là trò mê tín cùng không đúng: con người có một cuộc sống tám linh, mà người lãnh đạo cần biết hướng dẩn đế thực hiện dễ dàng hơn nhiệm vụ cách mạng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì