Vì bùa phép cấp cho các pháp sư một quyền lực gần như vô hạn cho nên quần chúng cho rằng họ có thể thay đổi một trật tự xã hội thối nát thành một xã hội hòa bình và hạnh phúc. Do đó, có nhiều phong trào tôn giáo chuyển thành nông dàn khởi nghĩa. Năm 1379 Nguyễn Bổ, tức Đường Lang Tử lôi cuốn quần chúng Bắc Giang. Năm 1403, Trần Đức Huy lôi cuốn nông dân chống lại nhà Hổ (7). Các phong trào chống Pháp của Mạc Đình Phúc và Kỳ Đồng cũng theo xu hướng này. Trường hợp Kỳ Đồ nơ rất đặc biệt.
Ông tên là Nguyên Kỳ cẩm, lúc bé nổi tiếng thẩn đổng nên lấy biệt hiệu là Kỳ Đổng tự cho mình có sứ mạng cứu dân làm thiên hạ ỉ hái bình, phù họp với lời sấm của trạng Trình Nguyên Binh Khiêm “Bạch xỉ sinh, thiên hạ hình”,ông đề răng trắng, trong khi lúc bấy giờ ai cũng nhuộm răng đen. Ông tự xưng là Bạch Xỉ và cầm đấu một phong trào tôn giáo chống Pháp, bị bắt đưa sang An-giê-ri, ông là người đỗ tú tài đầu tiên ở miền Bắc. Được về nước, ông lại cầm đầu một phong trào tôn giáo chống Pháp rồi bị đày đến đảo Réunion, ở đó ông thân với họa sĩ Pháp Gaughin và tặng thơ Pháp cho Gaughin. Việt kiểu ở Pháp xem ông là Việt kiều đầu tiên ở Pháp. Nhưng Kỳ Đổng đã tính sai: nông dân Bắc hộ gắn bó quá chặt với làng xã cho nên phong trào tôn giáo không thể mạnh. Nếu ông hoạt động ở Nam bộ, nơi nông dân bị tách khỏi môi trường làng xã rất dễ tiếp thu tôn giáo thì thực dân có muốn dẹp tắt cũng sẽ rất vất vả. Cụ thể là phong trào tôn giáo ở Bắc bộ và ở Trung bộ suốt thời Pháp thuộc vẫn hệt như trước đây, nghĩa là im lìm, trái lại ở Nam có nhiều cuộc vận động mang tính chất tôn giáo: Phan Xích Long, đạo Dứa, và nổi bật nhất là Cao Đài và Hòa Hảo với hàng triệu tín đồ.
Tín ngưỡng có thần tiên rất phổ biến nhưng không liên quan đến Đạo giáo là học thuyết chủ trương tu luyện, tập thở và uống thuốc để thành tiên. Trong cổ tích, truyện nôm, tuồng, đâu đâu cũng có tiên, nhưng không thấy nói đến chuyện các vị này uống đan sa để trở thành bất tử. Chủ Đồng Tử nghĩa đen là “cậu bé ở đầm lầy” xem ra là ông tổ Đạo giáo, nhưng theo tiểu sử lại là một người nghèo không có khố che thân, lấy công chúa Tiên Dung, sau đi buôn làm một vùng giàu có rồi theo đạo Phật thànhtiên bay lên trời. Đời Trần Thuận ông (1388- 1398) có Tứ Thức, người Thanh Hóa, làm quan huyện, cởi áo gấm đểchuộc lỗi cho nàng Giáng Hương rồi sau láy Giáng Hương, một tiên nữ và thành tiên. Đời Lê, có Trần T ú Uyên lấy nàng Giáng Kiều ởxóm Bích Càu rồi thành liên. Đời Lê, có Phạm Viên lên núi hái thuốc gặp tiên rồi thành tiên. Lúc tỏi còn nhỏ thường nghe kể chuyện Phạm Viên… Các ông tiên, bà tiên này đểu là những người dạo đức, thương dân nghèo, giúp dân. Sách Hội chân biên có ghi tiểu sử 13 tiên ông và 14 tiên nữ như thế ở Việt Nam.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/vai-tro-cua-trang-tu-trong-tu-tuong-va.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa việt nam đậm đà bản sắc
dân tộc