Thiện cảm mà Đảng Cộng sản và CNXH mang lại cho dân chúng

     Nông thôn Việt Nam trọng tuổi hơn chức vụ, tiền bạc. Tuổi là cái mọi người đều có, và mỗi năm từ vua đến dân đều thêm một tuổi, hết sức công bằng. Nó khẳng định tình trạng quý trọng kinh nghiệm, quá trình sinh sống và là cách phân chia quen thuộc nhất của các xã hội cổ xưa chưa biết đến cá nhân. Tình trạng có nhiều tổ chức theo chức vụ, theo phẩm hàm, theo công lao, theo tuổi, kết hợp với các tổ chức theo dòng họ tạo nên con người của nhiều quan hệ, của nhiều nghĩa vụ, rất cần thiết cho việc duy trì nhân cách, đạo đức. Chính điều đó đảm bảo cho nông thôn Việt Nam dù nghèo vẫn có một văn hóa tinh thần cao, vẫn lấy tình nghĩa làm đầu. Dù cho chính phủ Pháp có vũ khí mạnh hơn và nắm quyền cai trị, thực tế người dân không coi trọng văn hóa Pháp. Đối với Mỹ cũng vậy. Cho nên mọi chính sách lập ấp chiến lược chỉ có thể thất bại.

Thiện cảm mà Đảng Cộng sản và CNXH mang lại cho dân chúng

     Ở một cán bộ, một chiến sĩ, mỗi người dân thường ta đều thấy rõ họ yêu quý đồng bào, nhường cơm sẻ áo, tôn trọng tình nghĩa, thương yêu những người hy sinh cho nghĩa lớn đến mức có thể hy sinh tính mạng mình, đùm bọc nhau, vui sướng có nhau. Một người duy vật, nhất là con người nghiên cứu văn hóa để giúp những người lãnh đạo duy trì cái bản sắc văn hóa tốt đẹp ấy, một bản sắc đã định hình trong ca dao tục ngữ, không chỉ ca ngợi, mà phải xét đến cơ sở vật chất tạo ra bản sắc này, góp phần cải tiến cái cơ sở vật chất ấy để cho bản sắc này càng thích hợp hơn với thời đại mới. Tinh trạng đạo đức này ổn định, có tác dụng thực tế, điều mà cuộc kháng chiến vừa qua là bằng chứng không thể chối cãi, là dựa trên những thiết chế ổn định, được tuân thủ nghiêm ngặt qua các thời đại.

     Con người Việt Nam trước hết được làng xã che chở, đùm bọc. Về kinh tế, anh ta được chia một phần ruộng công của làng. Cứ khoảng ba năm chia lại một lần cho các nam giới từ 18 tuổi trở lên, chiếu theo sổ đinh. Dù cho có chế độ ruộng tư, nhưng sự phát triển của nó rất chậm cho nên làng nào cũng có ruộng công. Ruộng này về nguyên tắc là thuộc nhà vua nhưng giao cho làng xã hưởng dụng. Người ta không được bán nó mà chỉ có thể cầm nó trong vài năm nếu gặp đói kém, rồi sau đó phải chuộc lại.

    Trong số các ruộng công này có loại ruộng tốt cấp cho binh lính để úy lạo công lao của họ. Có loại trợ sưu điền để giúp đỡ nhân dân khi không đủ tiền nộp sưu. Có bút điền để trợ cấp cho chi phí về giấy bút trong công việc của làng. Có học điền để trợ cấp cho việc học. Có cô nhi điển và quả phụ điền để trợ cấp cho các cô nhi, quả phụ. Những người được cấp thửa ruộng này chống lại những lạm dụng của chính quyền quan lại. Anh ta có địa vị trong các cuộc họp làng. Chế độ tự quản của làng xã cấp cho người dân làng một thân phận riêng, che chở anh ta khiến cho không một vua chúa Việt Nam nào dám nghĩ đến chuyện làm cỏ một làng, dù cho thời đại nào cũng có những cuộc nổi dậy của các làng chống lại những hà lạm trong chính sách sưu thuế. Chỉ riêng thời Minh Mạng có khoảng ba trăm cuộc nổi dậy. Nó bắt nhà vua và bọn quan lại phải nhẹ tay trong việc đàn áp nhân dân, bóc lột để có tiền của xây cung điện, dinh thự, lăng tẩm. Mặc dù có những tệ nạn tham nhũng, xôi thịt… một làng Việt Nam là một làng có tổ chức quan tâm tới người dân, không đơn thuần là một bị khoai tây như ở phương Tây và chính điều đó giúp người nông dân Việt Nam dể dàng có thiện cảm với Đảng Cộng sản và CNXH.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì