Vấn đề thân phận của người Việt Nam

     Vấn đề thân phận người Việt Nam là rất quan trọng trong một đường lối văn hóa cách mạng. Trong các nước phương Tây trước khi phong trào dân tộc thắng lợi, người nô lệ, người nông nô không có thân phận, người dân trong các công quốc cũng không có thân phận vì họ thuộc công quốc nào là tùy theo sở thích của ông chủ: một cô công chúa lấy một ông chồng là gộp luôn công quốc của mình vào công quốc của chồng. Trong tình trạng mọi nước đều bị chia cắt, người dân chỉ biết đến vị lãnh chúa của mình không quan tâm mấy tới thân phận của riêng mình với tính cách một người dân.

Vấn đề thân phận của người Việt Nam

     Ở Trung Hoa dưới thời quân chủ, người dân cũng không có thân phận. Dưới áp lực của bộ máy quan liêu, do sức mạnh của bạo lực quân sự, người ta có thể làm cỏ một vùng, giết hết già trẻ, lớn bé không chút thương xót và các quyển sử kể lại điều này một cách thản nhiên. Ta chỉ cần xem những hành động của Hạng Võ trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, hay của Tào Tháo trong “Tam quốc chí diễn nghĩa” là thấy. Có một hình phạt kỳ quặc là tru di ba họ, tru di chín họ mà ở Trung Quốc là phổ biến và ở Việt Nam thỉnh thoảng cũng có chuyền tru di ba đời do bắt chước Trung Quốc.

     Còn ở Việt Nam người Việt Nam có ý thức về thân phận mình. Người đầu tiên nêu lên được điều này với thế giới với tính cách nền tảng của một đường lối cách mạng là Nguyễn Ai Quốc. Trong “Lời kêu gọi Hội Quốc Liên” năm 1926 về “Quyn tự quyết của nhân dân Việt Nam”  Nguyễn Ái Quốc viết: “Mặt khác, các hạn hãy nghĩ xem nước Việt Nam trước khi bị Pháp xâm lược là như thế nào. Đó là một nước độc lập biết khiến nó kính trọng, trong khi vẫn coi khinh chiến tranh và nghĩa vụ quân sự, trong khi để bảo vệ quốc phòng chỉ dùng đến dân hình cùa nóthôi. Đó là một nền dân chủ mà dưới cái vẻ một quân chủ tuyệt đối vẫn hưởng quyền tự trị của làng xã, quyền tự do và chế độ học không mất tiền ở mọi cấp của giáo dục và dã gạt ra khỏi đất nước mình chế độ phong kiến và tăng lữ. Đó làmột dân tộc dược thành lập trên cơ sở thống nhất ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, phong tục. Cuối cùng, theo lời thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ thời viễn cổ, người Việt Nam đã có một văn hóa đạo đức cao”.

     Con người Việt Nam trước khi Pháp xâm lược có một thân phận riêng, không phải ai muốn làm gì đối với anh ta cũng được. Anh ta không hoàn toàn lệ thuộc vào kinh tế, chính trị của kẻ mạnh. Anh ta được hưởng một sự che chở đặc biệt, đảm bảo cho anh ta có thể sống yên ổn, nếu như anh ta sống lương thiện, có đạo đức. Đúng như Nguyễn Ái Quốc nói : “Theo lời thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ viễn cổ, người Việt Nam đã có một nền văn hóa đạo đức cao”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa là gì