Giới thiệu về đạo giáo của Việt Nam

- Việc thờ thành hoàng. Phần nội dung của tín ngưỡng này đã trình bày trong chương vể “Bản sắc văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận”. Ở đây chỉ góp thêm vài điểm.

Giới thiệu về đạo giáo của Việt Nam

    Danh từ ‘Thành hoàng” là của Trung Quốc dùng vào thế kỷ thứ VI để chỉ vị thần làm chủ một thành, và thể chế này là do triều đình đặt ra. Khi các nhà Nho muốn xin nhà vua phong cho vị thần làng mình tất yếu họ phải tìm một từ Hán gần nghĩa cho nên mượn từ này. Còn nội dung của chữ thành hoàng Việt Nam là vị thần che chở cho một làng có thể là xuất phát từ chữ ” làng” của người Miền núi theo như Trần Ngọc Thêm nói (5).

     Thành hoàng được thờ tại đình làng làm thành mối liên hệ tinh thần cho dân một làng và được vua phong làm thượng đẳng thần, trung đẳng thần, hạ đẳng thần. Nói chung, làng nào cũng có thành hoàng của mình, và có làng có nhiều thành hoàng cùng thờ tại đình. Các vị thần có thần phả ghi sự tích, công lao. Cạnh các vị thần chính có những vị thần phụ. Theo Từ Chi có hai loại thần phụ (6)

   a – Những vị thần thờ tại nhiều nơi, thường là những lực lượng thiên nhiên: Cao Sơn rõ ràng là thần núi; Càn Xá có thể là thần nước; ông Cụt-ông Dài là hai con rắn. Đây là những biểu hiện của linh hồn giáo.

   b – Những vị thần của riêng một làng, không có danh hiệu: người ăn xin, người chết đuối…, chết vào giờ thiêng.

   Có thành hoàng sẽ có hội làng biểu hiện rõ đặc điểm của thành hoàng. Như vậy thành hoàng Việt Nam gắn liền với sinh hoạt của làng với các trò diễn xướng, trò chơi tạo nên tính phong phú của văn hóa dân gian.

   Như vậy, thành hoàng là xuất phát từ cơ sở tín ngưỡng ĐNA nhưng đã được tôn ti hóa kiểu Trung Hoa, theo quy che triều đình và vai trò của Nho giáo là thể chế hóa một tín ngưỡng quen thuộc chứ không phải là xóa bỏ nó, thay thế nó bằng một tín ngưỡng khác.

   Hình ảnh của thế giới các thần ở làng giống như hình ảnh chế độ hào mục. Không có ai nắm quyền tuyệt đối mà có một tập thể: Tứ Pháp, Tứ Phủ, nhiều thành hoàng.

ĐẠO GIÁO Ở VIỆT NAM

    Đạo giáo là một sản phẩm của Hoa Nam với xu hướng thần bí, khác xu hướng Hoa Bắc với Nho giáo, Mặc giáo, Pháp gia chỉ xét đến quan hệ thực tế giữa người với người. Đạo giáo nhập vào Việt Nam gần như ngay sau khi ra đời. Trong Đại tăng kinh số 52, sử truyện, bộ IV “Hoàng minh tập” nói: Lúc bấy giờ, sau khi Linh Đế băng hà (năm 190), thiên hạ rối loạn. Chỉ có Giao Châu hơi yên ổn. Các dị nhân (phương sĩ) phương Bắc đều đến đó. Nhiều người theo thuật tịch cốc (nhịn ăn ngũ cốc), luyện thuốc trường sinh bất tử. Dĩ nhiên, chẳng ai nhờ đan sa mà trường sinh, trái lại có trên hai trăm ông vua chết vì ngộ độc đan sa. Thứ sử Trương Tân, nhận chức năm 201 thích quỷ thần, thường đội khăn màu đỏ, gảy đàn, đốt hương, đọc sách đạo, nói rằng giúp cho việc giáo hóa. Cát Hồng, một nhân vật chủ chốt của Đạo giáo, dù già cũng xin hoàng đế cho làm một chức quan huyện lệnh ở Giao Chỉ để luyện kim đan. Đời Đường rất trọng Đạo giáo. Lão Tử được phong làm Huyền Nguyên Đế Quân. Vua sai hai kinh Nam, Bắc, các châu lập đền thờ. Theo Giao Châu bát truyện kí vào đời Đường nước ta có 21 đạo quán rải rác tại các địa phương.





Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc việt nam