Văn hóa Việt Nam đang trải qua những chuyển biến to lớn.

     Thứ nhất, khi với những thành tựu mới của kỹ thuật, điện thoại, vô tuyến đến những bản xa xôi nhất, con người tiếp xúc với cả nước và cả thế giới. Lưới điện, lưới giao thông đang nối liền một người với thế giới thì tình trạng một văn hóa duy nhất khó lòng duy trì được. Tiếp xúc có nghĩa là có thỏa hiệp từ cả hai phía. Do đó, sớm hay muộn, văn hóa Việt Nam cũng sẽ mang những sắc thái mới có tính chất khu vực của ĐNA và có tính chất thế giới. Trong hoàn cảnh mới, giao lưu ấy, chắc chắn văn hóa Việt Nam có dịp phát huy ra ngoài nước, cũng đồng thời có dịp tiếp thu những yếu tố mới. Khi kinh doanh văn hóa đóngvai trò căn bản trong kinh doanh kinh tế, văn hóa sẽ không còn là công việc của cá nhân mà của những tổ chức; trong đó có những tổ chức siêu quốc gia. Cách lãnh đạo văn hóa sẽ khó khăn hơn, nhưng cũng sẽ có dịp để phát huy kinh nghiệm của mình.      Thứ hai, chỉ so với các nước ĐNA thôi, Việt Nam trong khi có một đội ngũ văn hóa, một truyền thống văn hóa, những thành tích văn hóa có thể nói là trội hơn, lại thiếu kinh nghiệm, cơ sở, tiền của, và kinh nghiệm quản lý để chuyển các thành tựu này làm cho nó có tầm vóc rộng hơn. Có những quan điểm sẽ tỏ ra lỗi thời trong giai đoạn mới, lại có những cách nhìn sẽ tỏ ra không ăn khớp với truyền thống cách mạng. Nhưng cách làm là phải đi rồi mới có đường đi, phải nhảy xuống nước rồi mới biết bơi.

Văn hóa Việt Nam đang trải qua những chuyển biến to lớn.

     Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến những nhược điểm mà nông thôn Việt Nam phải khắc phục để thực hiện được yêu cầu cách mạng hóa để duy trì mà Đảng yêu cầu.

     Dù cho tình hình có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng không có lý do để bi quan. Việt Nam đã có kinh nghiệm tiếp xúc với những nền văn hóa có nhiều điểm cao hơn mình, thậm chí đã từng là đỉnh cao của văn hóa thế giới, với Trung Quốc, Pháp, các nước XHCN, Mỹ. Sau mỗi lần tiếp xúc văn hóa Việt Nam đều có một sự đổi mới khá sâu sắc. Nhưng mọi tiếp xúc đều không thay đổi bản sắc văn hóa của mình qua mọi tiếp xúc, rồi lớn lên sau mỗi lần tiếp xúc. Việt Nam đã thắng trong tiếp xúc trước đây thì sẽ thắng trong tiếp xúc sắp đến.

     Sẽ có những cách lý giải mới về Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo. Nhưng cái đích không thay đổi đó là quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động, phải nâng cao không ngừng đời sống tinh thần và vật chất của họ. Khi có một mục tiêu rõ ràng, một nhân dân yêu văn hóa, có biệt tài về vănhóa, thông minh phi thường và yêu nước hết mức như nhân dân Việt Nam, không có khó khăn nào có thẻ cản trở bước tiến của nó được.