Nam Bộ đã ra đời hai tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo

     Vào đầu thế kỷ XX khi các phong trào yêu nước đều bị dập tắt, ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, có phong trào thiện đàn để bảo vệ truyền thống yêu nước (12). Phong trào này do chính các nhà Nho yêu nước như Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Thượng Hiền chủ trương. Đàn là một án thư, đốt hương trầm, cắm hoa có một mâm gạo trắng và một cành đào vót nhọn gọi là hạc bút. Một Nho sinh chỉ cần biết chữ Hán đầu phủ khăn vải điều, tay cầm hoe bút. Sau ki đốt hương trầm và cầu tiên có thể có một vị tiên nhập vào và người này cầm hạc bút viết lên mâm gạo. Hai người phụ hai bên một người đọc và một người chép ra giấy lời của vị tiên gọi là giáng bút.

Nam Bộ đã ra đời hai tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo

     Học giả Đào Duy Anh là bạn cụ Nguyễn Ngọc Tỉnh, chính người “sáng tác” Kinh đạo nam theo lối giáng bút này. Theo cụ Đào, ông Nguyễn sức học bình thường không thể tự mình viết được một công trình tổng kết được tư tưởng nhà Nho thời bấy giờ như thế. Ông Tỉnh trong những năm 60 làm việc một chỗ với cụ Đào ở Viện Sử. Có thể đây là hiện tượng hoạt động của tiềm thức.

    Điều hết sức đáng chú ý là chính ở Nam Bộ đã ra đời hai tôn giáo có hàng triệu tín đồ là Cao Đài và Hòa Hảo. Nhiều học giả đã chê bai hai tôn giáo về mặt lý thuyết nhưng văn hóa học nhìn khác. Trong tâm thức người nông dân Nam Bộ có nhữngháng hụt (frustration)tạo nên tiên đề cho tôn giáo xâm nhập dù cho các tôn giáo này không có những cơ sở triết học cao như các tôn giáo khác?

    So với nông dân Bắc Bộ, nông dân Nam Bộ bị thua thiệt về thân phận. Họ không được chia ruộng công. Tổ chức làng xã vừa mới lập đã bị thực dân xáo trộn nên không đủ sức mạnh bảo vệ (lân làng. Không có truyền thống văn hóa của làng để tạo nên một sự gắn bó riêng. Tất cả những hẫng hụt đó tạo nên ở người dân một nhu cầu đoàn kết mới mà ở miền Bắc không có là đoàn kết trong một tôn giáo để che chở nhau, nâng đỡ nhau. Nhu cầu binh dáng về thân phận bị phá vỡ với sự xâm lược, rồi ruộng đất bị thực dân Pháp chia lại tạo nên bất công to lớn: những người kéo Nam Bộ khỏi nước bị hất ra khỏi ruộng, thành kẻ cày thuê. Nhu cáu diện mạo cũng bị vi phạm, vì nông thôn chưa tạo nên (tược nhiều tổ chức để con người dù lép vế ở tố chức này có thể có vai vế trong tổ chức khác.

    Trong hoàn cảnh ấy, Cao Đài nêu lên sự bình đẳng của mọi tín ngưỡng, thuyết “Vạn giáo nhất lý” thỏa mãn khao khát bình đẳng của nông dân; Hòa Hảo nêu lên một hình thức Phật giáo chủ trương “tứân” (ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đổng bào và nhân loại) thỏa mãn được đòi hỏi về Tổ quốc, gia đình của người Việt.

    Để lãnh đạo người Việt phải lo cả bốn yêu cầu: Tổ quốc, gia đinh, thân phận, diện mạo. Tín ngưỡng Việt Nam không gì khác hơnlà tìm cách thỏa mãn tức khắc bốn yêu cầu này bằng cách lý tưởng hóa nó, mượn một thế giới siêu nhiên để thỏa mãn ngay lập tức bốn yêu cầu trong hiện tại.