Hai là các hiện tượng thiên nhiên liên quan tới nông nghiệp. Một khi đã làm nông nghiệp, thiên nhiên sẽ liên quan với con người như máu thịt. Có hai hiện tượng quyết định cuộc sống là nắng và mưa. Nắng là do mặt trời: mặt trời có mặt ở mọi trống đồng, ở phương Nam việc thờ trời là chung cho toàn dân. Xưa gọi là Bà trời (“Ông trăng mà lấy Bà trời” ), sau này chịu ảnh hưởng Trung Quốc mới đổi “Ông trời”. Trái lại, ở Trung Quốc chỉ có Hoàng đế là con trời (Thiên tử) mới được phép thờ trời. Dân mà thờ trời là phạm pháp. Đối lập với Bà trời có Bà đất sau này cũng chuyển thành nam giới là Thổ địa, một tên Trung Quốc.
Để có nước trồng trọt phải có bốn bà: Bà Mây, Bà Mưa, Bà Sấm, Bà Chớp. Sau này khi Phật giáo vào, cả bốn bà đều thành Phật và chuyển thành hệ thống tư pháp với những tên gọi Trung Quốc. Bà Mây thành Pháp Vân thờ ở chùa Bà Dâu, bà Mưa thành Pháp Vũ thờ ở chùa Bà Đậu, Bà Sấm thành Pháp Lôi, thờ ở chùa Bà Tướng, Bà Chớp thành Pháp Điện thờ ở chùa Bà Dàn. Vua chúa, quan lại đề phải cầu các Bà để có được mưa.
Khi nông nghiệp chuyển sang nghề trồng lúa nước thì toàn bộ tín ngưỡng chuyển hóa lần cuối cùng tạo thành bộ mặt tín ngưỡng ngày nay.
Một là, các tín ngưỡng chuyển thành tín ngưỡng nông nghiệp và xoay xung quanh chu kỳ trồng trọt của cây lúa. Điều này sẽ bàn trong mục lễhội.
Hai là, từ tín ngưỡng Mẹ lúa chuyển thành tín ngưỡng Tứ Phủ, điều này sẽ bàn khi nói đến tín ngưỡng Đồng Bóng.
Ba là, nghề trồng lúa nước chi phối toàn bộ sinh hoạt tinh thần người Việt từ phong tục đến đình đám, nghi lễ.
Chỉ sau khi nắm được cái gốc ĐNA của tín ngưỡng, ta mới phân xuất được trong tín ngưỡng của ta phần nào là cái gốc và phần nào là thêm vào sau. VI công trình này chỉ giới thiệu cách làm việc chứ không miêu tả chi tiết cho nên chỉ bó hẹp vào hai hiện tượng quen thuộc nhất là thờ cúng tổ tiên và thờ thành hoàng.
- Tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hổn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Những công trình dân tộc học cho biết tín ngưỡng này cũng tồn tại ở người La Mã, rất phổ biến ở Méỉanésie. ở ĐNA lục địa, độ ảnh hưởng Phật giáo, có tục hỏa táng hài cốt người chết, cất tro ở chùa và được đức Phật che chở, nhung tín ngưỡng linh hồn cha ông tác động đến con cháu vẫn còn. Tôi nghĩ hình thức thờ cúng này tìm thấy ở Việt Nam cách biếu hiện phổ biến nhất và đầy đủ nhất
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì