Không phải ngẫu nhiên mà mọi hình thức văn nghệ dân gian đều hội tụ ở đây. Đây là kho tàng văn nghệ đang chờ đợi các nhà nghiên cứu có cái “càn” nhân dân khai thác, ghi chép, đổi mới, sáng tạo. Bỏ qua nó. coi thường nó, rồi tìm tính nhân dân ở sách là rất dại. Không có cái tính nhân dân trống không, trước không ai làm, không ai biết.
Hát văn trước hết có một văn bản gọi là “chấu vân”. Trong bộ “Thư mục Hán Nôm” có bốn quyển sưu tập các bài chầu vãn này. (số 593, 3727, 4125, 470). Trong danh mục của M. Durand có 24 bài. Trong danh mục của Ngô Đức Thịnh có 54 bài.
Đố là những bài văn vần phần lớn do người cung văn biên soạn để ca ngợi các thần linh. Người này đảm nhận vai trò chính trong âm nhạc. Nghĩa đen của “cung văn” là lắng nghe một cách cung kính. Anh ta chịu trách nhiệm vềnghi lễ, phải học nhạc, chữ Hán có khi năm, sáu năm. Mỗi người chỉ phụ trách một điện thờ.
Mục đích của Hát vãn là dùng ngôn ngữ tạo không khí cho việc nhập đồng, giới thiệu lai lịch, tính cách, đặc điểm của các vị thần đang nhập đồng, đệm múa cho háu đổng.
Các bài hát vãn đều viết bằng lục bát hoặc song thất lục bát. Trong số 54 bài của Ngô Đức Thịnh có 47 bài theo kiểu sự tích từ 31 càu đến 108 câu. Người cấu xin không hể đòi hỏi một hạnh phúc siêu trán gian ở kiếp sau mà chi đưa ra những mong ước trong cuộc sống dưới đất: sống lâu, giàu có, mạnh khỏe, đông con nhiều cháu, cuộc sống vẫn ổn. Loại còn lại là kiểu truyện kể lại cuộc đời các vị thần. Tuy có nguồn gốc siêu phàm, các vị đều trải qua những bất hạnh của người đàn bà Việt Nam, tóm lại cùng một nội dung với Truyện nôm thế kỉ XVIII và XIX.
Các làn điệu hát văn khá nhiều và khác nhau (Ngô Đức Thịnh nhận thấy có sự phân biệt các điệu Bỉ, điệu Miễu, điệu Thống, điệu Phú. điệu Kiều dương… Mỗi điệu lại gồm nhiều loại như điệu còn có còn xuân mượt mà, còn oán ai oán… ờ đây gần như tập hợp đủ mọi ca khúc từ dân ca đổng bằng Bắc bộ (Bồng mạc, Sa mạc, Cò lả…) ám nhạc thính phòng (Kim tiền. Lun thủy, Hành Vân…), ca trù (Phú nói, Phú bình, Phú tì bà…), cai lương (Xá quảng…), tuồng ( Kiều dương thượng…), chèo (Phú dầu. Lới la…), quan họ (Đường trường chim thước…), dân ca miền núi (các điệu xá, dân ca Xê-đăng…), các điệu hò (Hò Huế. Hò nhịp một…). Có thể nói không ngoa đây là bảo tàng nghệ thuật diễn xướng dân tộc được duy trì thiêng liêng nhất.
Nhạc cụ thường dùng nhất là một đàn nguyệt, kết hợp với một bộ gõ (phách, trống, thanh la…) với sáo kèn bầu… tạo nên một hòa âm phong phú.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa việt nam đậm đà bản sắc
dân tộc