Như Chúng ta biết, Việt Nam có một truyền thống văn hóa hai mặt do tình trạng một đất nước thống nhất về chính trị nhưng không phải xây dựng trên một bộ máy quan liêu có sức mạnh to lớn, mà trên một biển công xã tự quản. Một làng xã như vậy phải lo cho cuộc sống của người dân của mình trong hai quan hệ:
- Một là, chấp hành những yêu cầu của chính phủ trung ương chủ yếu về tô thuế, sưu dịch, đắp đê, tuyển binh lính, cung cấp những sản vật triều đình cần đến. Nhưng trong khi làm phảitính đến quyền lợi của làng xã mình, không thể để cho làng xã thiệt thòi, bởi vì những người đại diện làng xã là do dân bầu lên sống dựa vào dân, không phải vào lương của nhà nước.
- Hai là, phải đảm bảo một trình độ công bằng nhất định để cho nhân dân vui vẻ sống, lao động. Một số học giả nước ngoài như thạc sĩ triết học Marcel Ner thấy điều này gợi lên một hình ảnh giống như điều Fustel de Coulanges viết trong ‘Thành bang Cổ đại”(La cité antique) về xã hội dân chủ ở Hi Lạp cổ đại. Tuy điều này thực ra không hợp, vì chế độ làng xã ở Việt Nam như ta thấy hiện nay không phải là hình ảnh cua chế độ thị tộc xa xưa, nhưng chỉ riêng cái vẻ bên ngoài giống nhau cũng hết sức đáng chú ý. Có những dấu vết của một chế độ dân chủ tuy đã bị bóp méo rất nhiều qua lịch sử của một nước quán chủ. Có một chế độ tự quản làng xã có chú ý tới thân phận người dân. Dù cho trong chế độ này không ít lạm dụng, nhưng vẫn phải thừa nhận chính nó cấp cho người Việt Nam một thân phân và một diện mạo riêng.
Chính điều này là cơ sở của sự gắn bó giữa nông dân với Đảng và chủ nghĩa xã hội. Đảng và CNXH nhờ vậy nhập vào tâm thức nông dân Việt Nam dễ dàng, trong khi tình hình không phải như vậy đối với nông dân châu Âu là vì, từ lâu nông dân Việt Nam đã quen sống theo những cách tổ chức riêng của mình, do mình sáng tạo ra và chấp hành, về cơ bản không lệ thuộc vào chính quyền nhà vua. Văn kiện khẳng định tâm thức này là các hương ước.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa việt nam đậm đà bản sắc
dân tộc