Bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

      Gia đình Việt Nam nói chung không giàu có nhưng rất gắn bó. Ông cha Việt Nam không phải là một thứ vua như ông cha Trung Quốc. Đứa con trong gia đình được yêu thương, che chở. Người Việt Nam gặp nhau không hỏi về chức vụ, của cải mà hỏi có bao nhiêu con. Người con gái không lép vế quá mức, và được pháp luật bênh vực. Tục ngữ nói: “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng”. Do đó, người con gái rất gắn bó với cha mẹ mình và đi lấy chồng không có nghĩa là rời bỏ gia đinh mình: “Có con mà gả chồng gần.

Bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

     Có bát canh cần nó cũng đem cho” (ca dao). Trong một xã hội tự cung tự cấp, việc hôn nhân không phải do cá nhân quyết định mà được quyết định theo tập quán; chủ yếu theo gia đình. Nếu cho rằng tình yêu là do sở thích cá nhân thì ở Việt Nam trước đây ít có tình yêu này. Nhung nếu chấp nhận tình yêu là sống chung thủy giữa vợ chồng, cùng nhau lo cho gia đình con cái, hi sinh cho nhau, đói khổ có nhau thì ở Việt Nam điều này là phổ biến. Việc hôn nhân không phải chuyện cá nhân mà là công việc quan trọng giữa hai gia đình, hai họ và hôn nhân là sợi dây liên hệ vững bền nhất giữa hai họ.

    Trong các tác phẩm văn học, cũng như trong văn học dân gian, thường nói nhiều đến những bất công mà gia đình bắt cá nhân phải chịu. Câu tục ngữ “Muốn nói ngoa làm cha mà nói muốn nói không làm chồng mà nói; muốn nối oan làm quan mà nói” tổng kết một thực tế có thực về những phi lý mà những người con, những người vợ và những người dân phải chịu. Một con người trong xã hội cũ chịu rất nhiều ràng buộc mà trong phần nói về diện mạo bàn đến. Nhưng dù một người gặp những điều không làm anh ta hài lòng, anh ta vẫn không tài nào thoát ly gia đình và làng xã. về điểm này, để cho cồng bằng, phải xét cả hai mặt:

     Một mặt, dù cảm thấy không hài lòng, cá nhân vẫn phải chấp nhận tình trạng này, như một điều tự nhiên chẳng khác gì anh ta phải chấp nhận mưa nắng, gió bão. Bởi vì đây là tình  trạng quen thuộc hàng nghìn năm nay, chẳng hề thay đổi. Rời Ị. khỏi gia đình làng xã thì đi đâu? Nếu rời khỏi làng mình, chỉ có thể đến sống ở một làng khác với tư cách người dân ngụ cư và như thế sẽ mất quyền lợi trong khi phải gánh những trách nhiệm a nặng hơn người dân chính quán.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì