Chúng tôi không xét những mặt của tín ngưỡng dân gian liên quan tới tín ngưỡng phồn thực sự sùng bái con người, các lễ hội. Người viết khổng có điều kiện khảo sát thực địa, cũng không có điều kiện tìm hiểu độ khúc xạ của các hiện tượng này. Bạn đọc có thể có một khái niệm về các tín ngưỡng này qua công trình mới xuất bản của Trần Ngọc Thêm “Tìm hiểu về Bản sắc văn hóa Việt Nam”, (NXB Thành phố Hổ Chí Minh, 1996).
Chúng tôi chỉ xét độ khúc xạ tức là sự khác nhau giữa cái gốc của nó nhiều khi là ở người nước ngoài với biểu hiện thực tế của nó qua tâm thức Việt Nam. Cho nên trong chương này chúng tỏi thu hẹp phạm vi vào một số hiện tượng liên quan tới Đạo giáo Trung Quốc và sự khúc xạ của nó khi biểu hiện qua tâm thức Việt Nam để giúp bạn đọc hiểu chính mình trong cuộc tiếp xúc văn hóa đang diễn ra.
Phần nghiên cứu về Đạo giáo Trung Quốc là dựa trên hai công trình của H. Maspéro “Le Taoisme”, “Les reỉigions chinoises”, (Pari, 1967), và hai công trình của Trung Quốc “Trung Quốc tôn giáo tùng lãm” của Chu Thụ Phiên chú biên (Văn nghệ xuất bản xã, Giang Tô, 1992) và cổng trình bốn tập “Trung Quốc Đạo giáo” do Khanh Hi Thái chú biên trí thức XBX, Thượng Hải, (1992-1994). Sự hiểu biết cùa chúng tôi tuy chí là sách vở nhưng có the cổ ích dê hiểu sự khácnhau giữa Đạo giáo Trung Quốc với tín ngưỡng đồng cốt ở Việt Nam, một tín ngưỡng dân gian rất phổ biến.
Theo các tác giả, hạt nhân của Đạo giáo là tín ngưỡng thần tiẻn. Từ xa xưa, người Trung Quốc, từ thời Ân thờ thần là các lực lượng tự nhiên và “quỷ” là tổ tiên của người. Trong “Chu Lễ” đã nói đến các vị thần của trời, của người, của đất và nói đến các viên quan lo các lễ với họ cũng như xem thiên vãn để đoán điều may rủi.
Lão Tử trong “Đạo Đức Kinh”, có nói đến một cái Đạo có trước trời đất, và “cốc thần” không chết. Cách nói của ông mập mờ, thấp thoáng dễ dàng chuyển thành tác phẩm nền tảng cho đạo giáo. Sau này Trâu Diễn xây dựng thuyết “Ngũ hành”, tạo nên phái “ẩm dương gia”. Trong thiên “Hồng phạm” trong “Kinh Thư” ngũ hành là năm yếu tố vật chất, lúc này chuyển thành năm nguyên lý “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” sinh ra nhau và khắc chế nhau.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì