Trong việc nghiên cứu bản sắc văn hoá qua tiếp xúc văn hóa, có hai trường hợp khác nhau, và cách tiếp cận cũng khác nhau: Một là, khi một hiện tượng văn hóa từ ngoài vào, trong nước chưa có, thường có hiện tượng giống hệt hình thức và sự khúc xạ diễn ra chỉ ở nội dung. Trường hợp Nho giáo là thế: cùng chữ Hán chế độ thi cử như nhau, cách học như nhau, cách sử dụng như nhau. Không chỉ có Nho giáo, nền văn hóa thị dân thời Pháp thuộc là văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng thuộc loại này.
Hai là, lại có hiện tượng một xu hướng văn hóa khi vào Việt Nam đã có sẵn hiện tượng tương tự trong nước. Thí dụ Đạo giáo Trung Quốc khi vào Việt Nam đã gặp tín ngưỡng dân gian có mặt từ lâu. Lúc đó, sự tiếp xúc chủ yếu tạo nên sự thay đổi về hình thức. Có hiện tượng Đạo giáo hóa các tín ngưỡng có sẵn về hình thức còn nội dung vẫn không thay đổi bao nhiêu. Trường hợp tín ngưỡng, phong tục, sinh hoạt là như vậy.
Giữa Đạo giáo Trung Hoa với tín ngưỡng Việt Nam có hai sự khác nhau cơ bản, không thay đổi trong lịch sử:
Một là Đạo giáo Trung Hoa, dù có gốc gác dân gian, vẫn chuyển hóa thành một học thuyết mang tính chất trí thức và quý tộc cũng như các thành tựu khác của vãn hóa Trung Hoa. Từ thờiHạ (ba ngàn năm trước công nguyên), văn hóa Trung Quốc đã là đặc quyền của trí thức quý tộc. Chính tầng lớp này biến mọi giá trị nhân dân thành học thuyết và biểu hiện từ triết học, chính trị tôn giáo đến phong thủy, y học, dược học, thủ pháp, hội họa, văn học, ngay cả nấu ăn, vũ đạo, võ thuật… Việt Nam không có tầng lớp trí thức để thể chế hóa các tín ngưỡng. Nó sẽ vay mượn cách thể chế hóa của Trung Hoa trong khi về nội dung vẫn là những biểu hiện của linh hồn giáo. Điều này trở thành dễ dàng với lí thuyết “Tam giáo đồng nguyên” do Đào Hoàng cảnh đề xướng vào thế kỷ thứ VI. Trong thời nội thuộc Hán, và sau này, cả trong thời độc lập, Đạo giáo Trung Quốc chỉ tồn tại ở lớp quan lại Trung Hoa và một vài ông vua, quan lớn Việt Nam. Còn nhân dân không biết đến nó.
Hai là, do sự tiếp xúc với văn hóa Hán, có sự cấu trúc hóa lại mọi hình thức các tín ngưỡng bản địa gốc ĐNA để bảo vệ nội dung cố hữu của tín ngưỡng cha ông. Có hai nguyên lí cơ bản của hệ tín ngưỡng này đã làm cho nó duy trì bền vững bản sắc ĐNA.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa việt nam đậm đà bản sắc
dân tộc