Các thuyết về Thánh Mẫu Thượng Thiên

     Các thuyết về Thánh Mẫu Thượng Thiên không thống nhất. Có thuyết cho bà là Tây Vương Mẫu, nhân vật huyền thoại từ đời Chu. Có thuyết cho bà là tiên nữ Quỳnh Hoa VI đập vỡ cốc rượu bất tử mà bị đày xuống trần và năm 1557 “đẩu thai” làm con gái một viên quan làng Ván Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, lấy một viên quan to và chết ngày mồng 3, tháng 3 âm lịch. Sau này, bà lại được đồng nhất hóa với chúa Liều Hạnh. Bà giỏi đàn ca, thơ phú, nhiều lần xướng họa với chổng là Đào Lan và danh nho Phùng Khắc Khoan.

Các thuyết về Thánh Mẫu Thượng Thiên

     Sau theo Phật có công giúp ngầm triều đình, dẹp giặc, chữa bệnh. Thích biến thành cỏ gái đẹp họa thơ với các danh sĩ. Bà đi nhiều nơi, làm đthiện. Cóđền thờ ở Phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội) nơi bà hay họa thơ với các danh sĩ rồi được xếp vào hàng Tứ Bất Tử cạnh Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Tiên Chử Đồng Tử. Ở Trung bộ bà được đồng nhất hóa với nữ thần chăm Thiên Y A Na. Nhân vật chính của Đạo giáo Việt Nam không có gì khác với một người bình thường.

     Mẫu Thượng Ngàn, hay Mẫu đệ nhị, là một cô gái Dao (Mán), ở Động cuông, tỉnh Yên Bái. Khi sinh ra bố mẹ đã già, từ nhỏ đến lớn chỉ làm việc thiện không lấy chồng. Sau khi chết, bà giúp đỡ dân nên các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái có nhiều nơi thờ. Nhưng Bách thần lục viết về các thần tích Thanh Hóa lại nói bà là con gái thần Tản Viên, được trời trao cho cai quản 81 rừng của Nam Giao và đã báo mộng cho Lê Lợi rút lui nên bảo toàn được lực lượng. Bà hóa thân nhiều lần thành Chầu Lục, người Nùng (Lạng Sơn), Chầu Bé (Lạng Sơn), Chầu Mười người Thổ đã giúp Lê Lợi đánh tan quân của Liễu Thăng. Từ Đồng Đăng, Kì Cùng, Thăng Long, Núi Ngò, đến thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt đều có đền thờ Chầu Mười.

     Mẫu Thoải thờ ở Đền Thượng (Tuyên Quang), thường gọi là Đền Giùm ở tả ngạn sông Lô, còn gọi là đền Quang Nhuận, cạnh con sông nước chảy xiết. Bà là con Long Vương hồ Động Đình, lúc nhỏ rất hiếu thảo sau lấy Kinh Xuyên, con vua đất và là bà vợ hiền thục. Nhưng chồng nghe lời gièm pha của vợ bé bỏ bà vào lồng sắt ném vào rừng. Bà nhờ người đưa thư cho cha. Long Vương nổi giận đem quân trừng phạt chàng rể.

    Xem các bức tranh Đông Hồ, Hàng Trống, cũng như khi các cô đồng đóng vai ta chỉ thấy những người phụ nữ Việt Nam đẹp, hiền, không có gì siêu phàm làm người ta sợ. Không những thế, từ Mẫu đệ nhị trở đi đểu là đồng bào miền Núi.