Sông suối là cơ sở sinh sống của người xưa. Thồn Thánh Quán ở Bạch Hạc (Việt Trì) thờ sông Tam Giang là vị thần địa phương. Truyện kể vể việc Cao Biền muốn yểm thành Đại La. Vị thần sông Tô Lịch biến các bùa của y thành tro bụi. Cao Biền than: “Ở đây có vị thần rất linh, nếu ta ở đây tất sinh tai vạ”. Các vị thần sông của tín ngưỡng dân gian sau này được gán những công lao giúp nước theo tâm thức Tổ quốc luận, rồi một số được sắc phong, đều mang phẩm phục quan lại, điều này không khỏi nói lên ảnh hưởng Trung Quốc.
Từ chỗ thờ hiện tượng thiên nhiên ngưòi ta thờ động vật. Hai con vật phổ biến nhất trong huyền thoại ĐNA là chim và rắn. Rồi chim thành tiên và rắn thành rồng bằng cách kết hợp chim với người và rắn với cá sấu. Rồng là sản phẩm của ĐNA, chúa tể các sông, chim là chúa tể các rừng và có mặt trong các huyền thoại, trước khi mang hình thức Trung Quốc (2).
Từ giai đoạn hái lượm bước sang giai đoạn nông nghiệp là một chặng đường phát triển mới. Theo V.Vavilov, ĐNA lục địa và hải đảo là một trong số mười một trung tâm xuất phát của các cây trồng. Theo Haudricourt, Hédin, đây là khu vực thế giới giàu có nhất về các loại cây và cây trồng. Nó đã cho ra đời một thời Tân thạch được đánh dấu bằng việc thuần dưỡng các củ, như khoai mài, khoai môn và sau đó là ngũ cốc như ý dĩ và đặc biệt cây lúa. c Sauer cho đó là noi thuần dưỡng chó, lợn, gà, vịt, ngỗng. Người ta có thể thêm vào danh sách này trâu và có lẽ cả voi châu Á nữa (3).
Từ cuộc cách mạng nông nghiệp này nảy sinh sự chuyển hóa về tư tưởng.Một là vai trò của tín ngưỡng phồn thực. Trong tín ngưỡng xa -xưa, trồng được cây ra quả cũng là một với việc trai gái ănnằm sinh con cái. Cho nên có văn hóa nông nghiệp sẽ có tín ngưỡng phồn thực, đồng thời đàn bà đẻ con chứ không phải đàn ông nên trong tín ngưỡng phụ nữ sẽ là chủ chốt.
Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở việc thờ sinh thực khí và hành vi giao phối. Tục thờ sinh thực khí, đặc biệt sinh thực khí nam là phổ biến ở Ân Độ và ĐNA. Trong phần lễ hội sẽ nói về các lễ hội. Đây chỉ xét về điêu khắc; các nhà mồ Tây Nguyên trang trí các tượng nam nữ với bộ phận sinh thực khí phóng đại, các cột đá dựng lên được thờ. Hành vi giao phối biểu hiện trên trống đồng Đào Thịnh (500 năm trước C.N) với bốn đôi nam nữ.