Mỗi điệu múa tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt

     Vũ đạo. Các nhà nghiên cứu vũ đạo thường băn khoăn về điểm: tại sao đồng bào thiểu số Việt Nam đều có vũ trong sinh hoạt bình thường, mà người Kinh lại thiếu? Nhưng nếu gạt bỏ cái màn tôn giáo thì thấy ở đây và ở các lễ hội vũ cũng phong phú. Dưới đây là nhũng nhận xét của Hát vàn:

Mỗi điệu múa tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt

     “Nếu ở người Việt, nói chung, hình thức múa không phát triển, thì trong Hát văn, do các sinh hoạt tín ngưỡng loại hình múa lại khá phát triển. Với mỗi loại hình múa, có một điệu hát khác nhau, phù hợp với tính chất và tiết tấu của loại múa đó. Ví dụ:

“Múa đao, kiếm, chùy, thường dùng điệu hát dồn, lưu thủy (nhịp ba), trống và thanh la.

Múa hèo, dùng điệu lưu thủy, hát bỏ bộ, nhịp một.

Múa sư tử (giá cậu) dùng trống sư tử, hát bỏ bộ, nhịp một theo tiếng trống.

Múa võ, khăn, thường dùng nhạc lưu thủy.

Múa mồi thường dùng điệu Xá thượng Xá dây lệch.

Múa dệt gấm, điệu bỉ thợ, bộ cửa đình”.

     Mỗi điệu múa tuân theo những quy tắc nghiêm ngặt, tùytheo các giá (Quan Lớn, ông Hoàng, các Cô, các Cậu…). Hầu hết các giá đều có múa. Điệu múa phải phù hợp với tên các giá và thường được gọi theotên các vật cầm để múa (kiếm, cung, mái chèo…). Múa đây là múa đơn (nam hay nữ), ngay khi nhiều người cùng nhập đồng như ở Huế cũng không có phối hợp mà là múa của cá nhân. Giá hầu Quan đệ nhất có múa khai quang đế mở màn, người hầu bổng hoa nắm hương trước mặt. Quan đệ nhịmúa kiếm; Quan đệ tam múa song kiếm; Quan đệ ngũ múa long đạo. Các bà múa quạt, múa tay không, múa mồi. Cái mới làm bằng giấy bản tẩm nến đốt. Các cỏ múa quạt, múa hèo, múa hoa, múa chèo đò. Các Cậu múa lân, múa hèo. Các đệ tứ trên đường vào điện vừa đi vừa nhảy giật, lắc vai, rung người. Các điệu múa thích hợp với tùng vai, với quần áo, trang phục vị thần.

     Nếu Giê-su tự khẳng định mình là một vị Chúa ghen tị (diêu jaloux) thì Đạo giáo Việt Nam lại rất bao dung. Nguyễn Hữu Thông và Trần Vân Tuấn trong Một vùi suy nghĩ vé đạo Tiên thiên Thánh giáo đã khẳng định điều đó. Vềnguồn gốc, đạo này thờ nữ thần Chăm Po Y an Inư Nưgar, được thờ nhiều nơi trên đất Chăm ở tháp Nha Trang, ở Phan Rang, Bà Rịa (Bế Ngãi) mà bia năm 1836 do Phan Thanh Giản viết ở Tháp Bà là văn tụ cổ nhất. Rồi bà thành Thiên Y A Na, thành Chúa Ngọc Diễn Phi, trong dân gian gọi là bà Chúa Ngọc, llieo người Chăm bà giống như nữ thần Vênuýt của người La Mã sinh ra từ bọt biển, có đến 97 ông chồng. Bà bảo vệ núi rừng và biển cả. Khi tín ngưỡng thờ Mẫu từ Bắc tràn xuống, bà trở thành Thánh Mẫu, thờ ở điện Hòn Chén. Dương Văn An viết trong Ô châu cận lục: ”Đền ở xã Khuất Phố, huyện Kim Trà, tục truyền thần là đàn hà, cũng có linh ứng. Hàng năm đầu xuân đào vũ, mở hội đua thuyên, quan bản xứ thân hành chủ tế thì được mua nga/”. Tương truyền mẹ vua Đồng Khánh lên điện này cầu cho con làm vua, nên sau này Đổng Khánh thành đệ tử thánh Mẫu, trùng tu điện như hiện nay và tín ngưỡng được chính thức thừa nhận. Vào đầu những năm 40, tôi đã thấy hàng vạn người ở Huế quẩn áo đẹp đẽ, vừa đi vừa múa, trong đó nhiều bà là bạn mẹ tôi. Năm 1955-1956, tín ngưỡng này mang tên Tiên Thiên Thánh Mẫu với hàng chục vạn tín đồ và tổng giáo hội ở Huế.