Vào đời Tấn (266-420) xã hội rối loạn, nhiều trí thức nổi tiếng theo làm học thuyết thêm phong phú. Cát Hồng (284- 364) là nhà luyện đan và thầy thuốc nổi tiếng, viết nhiều sách và trở thành nhà lý luận quan trọng nhất của Đạo giáo. Đào Hoàng Cảnh (456-536) thời Nam-Bắc triều là người đầu tiên đề xướng “Nho, Phật, Đạo hợp lưu” tức là thuyết “Tam giáo đồng nguyên”. Vì nhà Đường họ Lý nên cho mình là con cháu Lão Tử (Lí Nhĩ). Đường Minh Hoàng phong Lão Tử làm “Thái thượng huyền nguyên hoàng đế” và sách đạo Lão thuộc vào số sách học để đi thi. Vào đời Tống, có lệnh sưu tập các sách đạo giáo gọi là “Đạo tạng” con số vào đầu thế kỷ XII là 5387 quyen.
Nhà lý luận đạo gia nổi tiếng đời Tống là Trần Đoàn. Chỉ còn lại “Vô cực thiên”, nêu lên sự hình thành vũ trụ và cách tựu để thành bất tử. Lý học của Tống Nho chịu ảnh hưởng sâu sắc của ông. “Thái cực đồ” của Chu Đôn Di là chịu ảnh hưởng của “Vô cực đồ”. Người ta cho Trần là người sáng lập cách bói tử vi.
Trong khi ở Miền nam Tống Nho phát triển mạnh, miền Bắc do người Kim cai trị, Đạo giáo phát triển với nhiều giáo phái. Phái Chính Nhất theo truyền thống đạo “Năm dấu gạo”. dùng bùa phép để trừ ma quỷ, nhưng đạo sĩ được ăn mận, uống rượu. Phái Toàn Chân do Vương Trung Dương sáng iập. không ăn thịt, không uống rượu, không lấy vợ, lo cứu người nghèo, khồng tiếc hy sinh thân mình. Phái này nổi tiếng vớibay đệ tử, trong đó Khâu Xử Cơ được Thành Cát Tư Hãn phong là Trường Xuân đạo chủ chân nhân. Vào đời Minh, các đạo sĩ chia thành hai loại và phái thi, con trai trên 40 tuổi, con gái trên 50 tuổi mới được tu. Nổi tiếng nhất ở đời Minh là Trương Tam Phong, để lại bộ “Trương Tam Phong toàn tập” gốm tám quyển. Lúc này rất thịnh hành, gọi là Quan Đế, được xem là biểu trưng của con người tận trung, tận nghĩa, tiêu biểu cho lý tưởng Nho giáo. Khi nhà Thanh lày Trung Quốc, người Hoa Kiều xem ông là vị thần bao hộ và việc thờ Quan Vũ lan rộng khắp ĐNA. Đồng thời Mã Tổ được thờ ở các đảo trở thành nữ thần biển gắn liền với ngành hàng hải Trung Quốc.
Từ sau Chiến tranh thuốc phiện (1840), Đạo giáo bị phân liệt thành 80 giáo phái. Đa sooa chống lại bọn quân phiệt và đế quốc. Trong cách mạng văn hóa, Đạo giáo bị cấm, tháng 5 năm 1980 theo chính sách tự do tín ngưỡng đạo giáo lại được phục hồi ở Trung Quốc, do Lê Vu Hằng làm hội trưởng. Đạo giáo phát triển rất mạnh ở Đài Loan và ĐNA với 4157 cung quán. Sau thế giới đại chiến II, Đạo giáo được phương Tây chú ý ở Mỹ có khoảng 30 vạn, chủ yếu nghiên cứu triết học và cách dưỡng sinh có nhiều đại hội Đạo giáo tổ chức ở Mỹ, Italia, Nhật Bản, Hồng Kông.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-cac-ao.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc việt nam