Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa. Nó là một thế giới mênh mông với ít nhất năm nền văn hóa khác nhau. Có nền văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc mang tính chất du mục. Có nền văn hóa Tây Nam, vùng Tây Tạng mang nhiều ảnhhưởng Ân Độ. Có nền văn hóa Hoa Nam, tuy đã bị Hán hóa triệtđể nhưng vẫn mang những biểu hiện của văn hóa ĐNA. Có nền văn hóa ven biển Hoa Nam chịu ảnh hưởng phương Tây sâu sắc.
Tôi chỉ có thể nói đến nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà xưa nay đại biểu cho văn hóa Trung Hoa và đã anh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Một anh bạn của tôi, giáo sư Grant Evans, của trường Đại học Hồng Kông, nói một số đểm tôi nói về văn hóa Việt Nam cũng có ở vùng Quảng Đông, Vân Nam, nơi anh là chuyên gia. Tôi chưa bao giờ đến vùng này. Nếu có, thì càng chưng minh cái gốc ĐNA của vùng này. Khi nói vậy, tôi không giấu giếm rằng mình còn chưa khảo sát đề tài thấu triệt. Điều thiếu sót này là do cuộc đời của tôi, không có dịp sang Trung Quốc, sồng ở Hoa Nam.
Ấn tượng theo đuổi tôi khi nhìn văn hóa Trung Hoa là nó là một cái gì không tài nào hiểu nổi. Con người Trung Quốc là một bí ẩn. Thế giới Trung Hoa là một bí ẩn. Để hiểu nó phải vượt lên khỏi giác quan đi tìm cái bất biến ở ngoài cảm giác.
Trong nền văn hóa này có cái gì giống như pháp thuật, kỳ đặc, chẳng ở đâu có cả, nhưng ở đây lại hết sức hiển nhiên. Tôi sẽ nói toàn chuyện hiển nhiên, nhưng cái quái lạ là nó chỉ thấy ở nền văn hóa này mà thôi.
Thầy tôi đã dạy tôi cái văn hóa này. Nhưng càng học, tôi càng không hiểu. Trong tôi có một sự phản ứng lại tự nhiên khiến tôi phục nó nhung sợ nó, rất khác cảm giác của tôi đối với văn hóa Pháp mà tôi được học ở nhà trường. Sau này tìm hiểu cảm giác, tôi thấy văn hóa Trung Quốc là một văn hóa đại quý tộc sau này lại chịu ảnh hưởng thương nghiệp và nỗi sợ hãi của tôi là xuất phát từ tâm thức công xã, của một anh nhà quê, dù có học văn hóa châu Âu và không phải nghèo khổ, nhưng vẫn là con người của làng xóm Việt Nam.
Trước hết, nói đến chữ viết. Thứ chữ này nếu nhìn một cách hời hợt có vẻ như là một hình vẽ. Số hình vẽ thực sự kể ra chỉ thu hẹp trong hai trăm chữ thôi, nhưng ngay trong hai trăm chữ nàyđã có một sự chuyến hóa cơ bản được thể hiện bằng mười nét có sẵn, không liên quan gì tới tự nhiên cả. Tức là hệ chữ viết đã bị quy phạm hóa, và cách quy phạm hóa một lần là xong cho toàn bộ lịch sử. Trong loại chữ gọi là hài thanh chiếm tám phần mười số chữ, có một bộ phận chỉ âm và một bộ phận chỉ nghĩa. Các âm lẫn nghĩa đều không phải có sẵn tự nó. Về âm nó quy về một chữ làm nguyên mẫu, và nghĩa cũng quy về một nghĩa được xem là nguyên mẫu, cái gọi là “bộ” trong chữ Hán, thường chia làm 218 bộ. Tức là có một hệ thống quy tắc không thay đổi để quy phạm hóa các âm, các nghĩa bằng chỉ 10 nét chữ của chữ viết Trung Hoa.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/anh-huong-cua-van-hoa-trung-quoc-toi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc