Để xây dựng một ý thức thường trực về gia phong, có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng tổ tiên, về cơ bản, đây là một tín ngưỡng chung của ĐNA, kể cả của Hoa Nam xưa kia vốn thuộc phạm vi văn hóa ĐNA. Những tìm hiểu của tôi về tín ngưỡng này ở vùng Hoàng Hà trong dịp tôi thăm Trung Quốc chưa đủ để khẳng định ở đây cũng có tín ngưỡng này và các học giả tôi hỏi không thống nhất với nhau. Điều chắc chắn qua các sách cổ đó là tín ngưỡng này tồn tại ở tầng lớp quý tộc và nó được Đạo Khổng đề cao. Nhưng nó có tồn tại ở nhân dân lao động không thì chưa nhất trí.
Tạm thời, tôi không xét mặt lịch sử mà chỉ xét mặt quan hệ hiện tại. Tín ngưỡng tổ tiên tuy không phải là tín ngưỡng đầu tiên ở ĐNA, nhưng với Việt Nam ta có hiện tượng mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều lấy nó làm nền tảng. Không những Nho giáo, mà Phật giáo, Đạo giáo, ngay cả những đạo mới lập nên trong thế kỷ này như đạo Cao Đài, Hòa Hảo đều lấy nó làm nền tảng. Ngay cả đạo Thiên Chúa tuy theo nguyên lý chỉ thờ Chúa, các gia đình Thiên Chúa giáo vẫn tổ chức những ngày giỗ tổ tiên, vẫn mời những người thân đến dự: Điều cản trở lớn nhất không cho Thiên Chúa giáo nhập vào tâm thức Việt Nam chính là ở điểm nó không chấp nhận gia đình hiểu theo nghĩa Việt Nam, gồm nhũng người cùng một tổ tiên và thờ cúng tổ tiên. Điều này các giáo sĩ đều thấy và đã có nhũng đề nghị với giáo hoàng nhung mãi đến Vatican II mới được chấp nhận, tức là xét cho cùng, sự khúc xạ đã diễn ra.
Tục thờ cúng tổ tiên không có gì là mê tín cả. Chúa Trời, Đức Phật, quan tâm tới linh hồn của tôi là chuyện siêu hình, ngoài khả năng lý trí có thể xét đoán được. Nhưng chuyên cha mẹ tôi sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn, hi sinh cho tôi là chuyện chắc chắn. Vậy dù cho tôi theo chủ nghĩa duy vật, tôi vẫn phảibiết ơn cha mẹ tôi, ông bà tôi và phải tổ chức những buổi lễ có anh em cùng họ tham dự để nhớ ơn cha mẹ, ông bà. Có một lý thuyết cho rằng: con cái sinh ra là do nhu cầu sinh lý. Lý thuyết ấy là bậy bạ, vì đâu phải do nhu cầu này mà cha mẹ nuôi tôi, chịu đói chịu khổ vì tôi.
Cho nên với tư cách con người biết ơn, tôi phải chăm lo cha mẹ khi còn sống, lo giỗ tế và chăm lo mồ mả khi chết, điều đó chỉ khẳng định tôi là một thành viên trong gia đình, trong họ, và phải lo kế tục trách nhiệm tiền nhân để lại với làng, với nước.
Một nhà thờ họ nói chung thờ năm đời, cho nên có nhiều ngày giỗ là những ngày những người trong họ tụ họp lại. Một họ thường có gia phả, ruộng hương hỏa, có tục lệ phải bảo vệ gia thế, đạo đức cha ông. Nếu các ngày giỗ tổ chức đơn giản, tránh được lãng phí thì đây là một thế chế văn hóa phải duy trì.
Hiện nay, đâu đâu cũng lo sửa sang mồ mả cha ông, viết lại gia phả họ, anh em cùng họ tìm mọi cách liên lạc với nhau để tổ chức những cuộc họp chung. Tôi thấy đây là một tập quán hay, bởi vì nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, phải làm cho cha ông vẻ vang. Trong các cuộc họp này, từng người một rời khỏi cương vị xã hội mà quay trở về cương vị thành viên của họ. Tôi quen nhiều bạn là Đảng viên nhưng thấy bạn nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong gia đinh. Điều này cho thấy rõ ràng lý thuyết Tổ quốc, Gia đình, thân phận và Diện mạo vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong văn hóa hiện đại.
Đọc thêm tại: http://bansacvanhoaviet.blogspot.com/2015/07/xay-dung-nhan-cach-cho-con-nguoi-va-cho.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc