Văn hóa Trung Quốc là một văn hóa đại quý tộc

     Không ai có gan nói mình hiểu được văn hóa Trung Hoa. Nó là một thế giới mênh mông với ít nhất năm nền văn hóa khác nhau. Có nền văn hóa vùng sa mạc Tây Bắc mang tính chất du          mục. Có nền văn hóa Tây Nam, vùng Tây Tạng mang nhiều ảnhhưởng Ân Độ. Có nền văn hóa Hoa Nam, tuy đã bị Hán hóa triệtđể nhưng vẫn mang những biểu hiện của văn hóa ĐNA. Có nền       văn hóa ven biển Hoa Nam chịu ảnh hưởng phương Tây sâu sắc.

Văn hóa Trung Quốc là một văn hóa đại quý tộc

     Tôi chỉ có thể nói đến nền văn hóa lưu vực Hoàng Hà xưa nay đại biểu cho văn hóa Trung Hoa và đã anh hưởng tới văn hóa Việt Nam. Một anh bạn của tôi, giáo sư Grant Evans, của trường Đại học Hồng Kông, nói một số đểm tôi nói về văn hóa Việt Nam cũng có ở vùng Quảng Đông, Vân Nam, nơi anh là chuyên gia. Tôi chưa bao giờ đến vùng này. Nếu có, thì càng chưng minh cái gốc ĐNA của vùng này. Khi nói vậy, tôi không giấu giếm rằng mình còn chưa khảo sát đề tài thấu triệt. Điều thiếu sót này là do cuộc đời của tôi, không có dịp sang Trung Quốc, sồng ở Hoa Nam.

     Ấn tượng theo đuổi tôi khi nhìn văn hóa Trung Hoa là nó là một cái gì không tài nào hiểu nổi. Con người Trung Quốc là một bí ẩn. Thế giới Trung Hoa là một bí ẩn. Để hiểu nó phải vượt lên khỏi giác quan đi tìm cái bất biến ở ngoài cảm giác.

     Trong nền văn hóa này có cái gì giống như pháp thuật, kỳ đặc, chẳng ở đâu có cả, nhưng ở đây lại hết sức hiển nhiên. Tôi sẽ nói toàn chuyện hiển nhiên, nhưng cái quái lạ là nó chỉ thấy ở nền văn hóa này mà thôi.

    Thầy tôi đã dạy tôi cái văn hóa này. Nhưng càng học, tôi càng không hiểu. Trong tôi có một sự phản ứng lại tự nhiên khiến tôi phục nó nhung sợ nó, rất khác cảm giác của tôi đối với văn hóa Pháp mà tôi được học ở nhà trường. Sau này tìm hiểu cảm giác, tôi thấy văn hóa Trung Quốc là một văn hóa đại quý tộc sau này lại chịu ảnh hưởng thương nghiệp và nỗi sợ hãi của tôi là xuất phát từ tâm thức công xã, của một anh nhà quê, dù có học văn hóa châu Âu và không phải nghèo khổ, nhưng vẫn là con người của làng xóm Việt Nam.

     Trước hết, nói đến chữ viết. Thứ chữ này nếu nhìn một cách hời hợt có vẻ như là một hình vẽ. Số hình vẽ thực sự kể ra chỉ thu hẹp trong hai trăm chữ thôi, nhưng ngay trong hai trăm chữ nàyđã có một sự chuyến hóa cơ bản được thể hiện bằng mười nét có sẵn, không liên quan gì tới tự nhiên cả. Tức là hệ chữ viết đã bị quy phạm hóa, và cách quy phạm hóa một lần là xong cho toàn bộ lịch sử. Trong loại chữ gọi là hài thanh chiếm tám phần mười số chữ, có một bộ phận chỉ âm và một bộ phận chỉ nghĩa. Các âm lẫn nghĩa đều không phải có sẵn tự nó. Về âm nó quy về một chữ làm nguyên mẫu, và nghĩa cũng quy về một nghĩa được xem là nguyên mẫu, cái gọi là “bộ” trong chữ Hán, thường chia làm 218 bộ. Tức là có một hệ thống quy tắc không thay đổi để quy phạm hóa các âm, các nghĩa bằng chỉ 10 nét chữ của chữ viết Trung Hoa.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam

      Nói đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam là chuyện quá bình thường. Nhưng xét ảnh hưởng ấy đến đâu lại là chuyện ít người đề cập tới. Thí dụ, khi nói đến Nho giáo, thi cử, văn chương, sự thể hiện mức độ khác nhau ấy là xuất phát từ cơ sở gì. Đặc biệt phải tìm cho được nguyên lí cơ bản dẫn tới sự khác nhau, nếu không, người ta sẽ rơi vào một trong hai điều cực đoan, hoặc là chỉ thấy sự bắt chước, hoặc là chỉ thấy sự chống lại.

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam

     Trong việc viết chương này tôi cảm ơn nhà Hán học Pháp Simon Leys, tác giả quyển “La forêt en feu”(Cánh rừng bốc lửa). Tôi thấy bài “Thơ và Hoa: những phương diện của mĩ học Trung Hoa cổ điển” rất hay. Tôi cho bài này là một trong những bài hay nhất nói về văn hóa Trung Hoa. Những ấn tượng tác giả nêu tên nhiều chỗ khớp với các sở nghiệm của tôi. Nếu tôi nói ra chắc chắn người ta sẽ bảo tôi điên hay ít nhất là gàn, bởi vì những điều tác giả nói chẳng giống gì với quan niệm thông thường của ta về văn hóa Trung Hoa cả. Mà chính điều này mới là quan trọng để hiểu, tuy có tiếp xúc văn hóa, vẫn có sự khác nhau hết sức cơ bản mà chúng ta cần phải tính đến. Bởi vì Việt Nam dù có tiếp xúc với văn hóa nào thì cũng chỉ tiếp xúc theo một kiểu lựa chọn đặc biệt Việt Nam, do truyền thống Việt Nam quy định.

     Tôi có được cái may mắn sinh ra trong một gia đình khoa bảng, biết phần lớn các nhà Nho nổi tiếng mà thế hệ của tôi có thể tiếp xúc được, đồng thời có một vốn chữ Hán đủ để hiểu các bác tôi nói gì, viết gì, thậm chí suy nghĩ những gì nhưng không nói ra. Nhưng nếu không có công trình của Simon Leys chưa chắc tôi đã dám viết bài dưới đây. Cái phần văn hóa Trung Quốc tôi biết được, thu hẹp vào kiến thức sách vở và những quan sát ở các viện bảo tàng về văn hóa Trung Quốc ở Paris, Xin-ga-po. Năm 1994, tôi có dạy ở Hồng Kông, nhưng Hồng Kông lại Âu hóa quá mức, nó không thể đại diện cho văn hóa Trung Hoa được. Sau khi viết xong công trình “Sự tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa”, tôi cảm thấy nhất thiết phải sang Trung Quốc để kiểm tra “các cảm nghĩ của mình”. Nhờ ông Đại sứ Việt Nam ở Trung Hoa là Đặng Nghiêm Hoành, tôi được phép đến Bắc Kinh, không phải là   để biết, mà để kiểm nghiệm ấn tượng của mình về văn hóa Trung Hoa. Những điều nói dưới đây chính là sở nghiêm của tôi, trong đó một phần đã được Simon Leys xác nhận, cho nên tôi đánh bạo trình bày, mong các vị thức giả sửa chữa giúp.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì

Văn hóa Việt Nam đang trải qua những chuyển biến to lớn.

     Thứ nhất, khi với những thành tựu mới của kỹ thuật, điện thoại, vô tuyến đến những bản xa xôi nhất, con người tiếp xúc với cả nước và cả thế giới. Lưới điện, lưới giao thông đang nối liền một người với thế giới thì tình trạng một văn hóa duy nhất khó lòng duy trì được. Tiếp xúc có nghĩa là có thỏa hiệp từ cả hai phía. Do đó, sớm hay muộn, văn hóa Việt Nam cũng sẽ mang những sắc thái mới có tính chất khu vực của ĐNA và có tính chất thế giới. Trong hoàn cảnh mới, giao lưu ấy, chắc chắn văn hóa Việt Nam có dịp phát huy ra ngoài nước, cũng đồng thời có dịp tiếp thu những yếu tố mới. Khi kinh doanh văn hóa đóngvai trò căn bản trong kinh doanh kinh tế, văn hóa sẽ không còn là công việc của cá nhân mà của những tổ chức; trong đó có những tổ chức siêu quốc gia. Cách lãnh đạo văn hóa sẽ khó khăn hơn, nhưng cũng sẽ có dịp để phát huy kinh nghiệm của mình.      Thứ hai, chỉ so với các nước ĐNA thôi, Việt Nam trong khi có một đội ngũ văn hóa, một truyền thống văn hóa, những thành tích văn hóa có thể nói là trội hơn, lại thiếu kinh nghiệm, cơ sở, tiền của, và kinh nghiệm quản lý để chuyển các thành tựu này làm cho nó có tầm vóc rộng hơn. Có những quan điểm sẽ tỏ ra lỗi thời trong giai đoạn mới, lại có những cách nhìn sẽ tỏ ra không ăn khớp với truyền thống cách mạng. Nhưng cách làm là phải đi rồi mới có đường đi, phải nhảy xuống nước rồi mới biết bơi.

Văn hóa Việt Nam đang trải qua những chuyển biến to lớn.

     Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến những nhược điểm mà nông thôn Việt Nam phải khắc phục để thực hiện được yêu cầu cách mạng hóa để duy trì mà Đảng yêu cầu.

     Dù cho tình hình có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng không có lý do để bi quan. Việt Nam đã có kinh nghiệm tiếp xúc với những nền văn hóa có nhiều điểm cao hơn mình, thậm chí đã từng là đỉnh cao của văn hóa thế giới, với Trung Quốc, Pháp, các nước XHCN, Mỹ. Sau mỗi lần tiếp xúc văn hóa Việt Nam đều có một sự đổi mới khá sâu sắc. Nhưng mọi tiếp xúc đều không thay đổi bản sắc văn hóa của mình qua mọi tiếp xúc, rồi lớn lên sau mỗi lần tiếp xúc. Việt Nam đã thắng trong tiếp xúc trước đây thì sẽ thắng trong tiếp xúc sắp đến.

     Sẽ có những cách lý giải mới về Tổ quốc, Gia đình, Thân phận và Diện mạo. Nhưng cái đích không thay đổi đó là quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động, phải nâng cao không ngừng đời sống tinh thần và vật chất của họ. Khi có một mục tiêu rõ ràng, một nhân dân yêu văn hóa, có biệt tài về vănhóa, thông minh phi thường và yêu nước hết mức như nhân dân Việt Nam, không có khó khăn nào có thẻ cản trở bước tiến của nó được.


Cái mạnh của văn hóa xưa

      Trong giai đoạn kháng chiến, do yêu cầu cấp bách phải huy động toàn dân mà trước hết là nhân dân lao động, có một sự thay đổi đáng kể trong diện mạo người dân. Những người lao dộng xưa nay bị coi thường được đề cao, trước hết là công nhân, rồi đến nông dân, lao động trí óc. Diện mạo được xác lập theo tiêu chuẩn thành phần giai cấp. Đặc biệt có sự phân chia giữaĐảng viên và quần chúng, một sự phân chia chưa có trong lịch sử. Sự đổi mới này đã đem đến những kết quả rất tích cực, chứng tỏ diện mạo cũng như nhân cách không phải là những khái niệm cứng nhắc. Suốt giai đoạn kháng chiến phải là những người là Đáng viên, cán bộ, quân nhân có uy tín rất cao, và từng người một, thực tế cố gắng vượt bực để xứng đáng với cái diện mạo mới của mình. Trong những vùng tạm chiếm cán bộ còn là Cách mạng còn duy trì, bất chấp mọi thứ đoạn đàn áp. Nhân dân đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn nhân cách luận cách mạng, và cán bộ là gương mẫu cho nhân dân, trong khi họ đồng thời là đầy tớ của nhân dân. Họ vui trước sướng sau, chí công vô tư, theo đúng nhũng tiêu chuẩn mà Bác đã dạy.

Cái mạnh của văn hóa xưa

     Đời tôi đã nghe vô số người mạt sát văn hóa xưa, cho nó là hoàn toàn phản động và bày giờ phải xây dựng một văn hóa mới của giai cấp. Tôi nghĩ khác. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh không nói đến văn hóa của giai cấp mà nói đến những điều bất biến trong mọi xã hội, và khẳng định con người không Cần, Kiệm, Liêm, Chính không phải là người.

     Chỗ mạnh của văn hóa xưa là tạo nên được truyền thống yêu nước và giữ nước, sự quan tâm đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn, nghèo khổ. Nhưng văn hóa ấy không đủ sức chống lại chủ nghĩa thực dân, chuyển đất nước từ nghèo khổ sang giàu có, tạo nên diện mạo mới của con người chủ động. Con đường phải đi là cách mạng hóa để duy trì, duy trì để cách mạng hóa, không phải chỉ duy trì hay chỉ cách mạng hóa riêng rẽ.

     Trong hoàn cảnh mới của tình hình hiện nay phải có sự đổi mới về diện mạo. Phải chuyển nhân cách luận xưa sang nhân cách luận cách mạng, tức là phải xây dựng một diện mạo mới cho nhân cách con người. Kinh nghiệm của cá nhân luận phương Tây là bổ ích. Ta phải đào tạo những con người có những đặcđiểm tích cực của cá nhân luận phương Tây, đồng thời vẫn là nhân cách luận không phải là cá nhân luận. Nhân cách luận xưa chỉ lo tạo nên những người tự kiềm chế mình trong hoàn cảnh phong bế. Nhân cách luận cách mạng phải tạo nên những người biết tự kiềm chế nhưng lại có khả năng làm chủ tình hình mới. Muốn thế phải thông thạo về khoa học – kỹ thuật, phải giỏi về quản lý xã hội, thạo kinh doanh, biết sử dụng đổng tiền cho thích hợp, biết ghép mình theo pháp luật, biết chấp nhận cạnh tranh, hiểu cái đúng của quyền tư hữu trong pháp luật. Tóm lại, anh ta phải nắm được những biện pháp then chốt đã giúp cho phương Tây cầm đầu thế giới. Trong một số nước phương Đông điều này đã được thực hiện và người Việt Nam cũng có thể đạt được. Nó không khỏi có chỗ khác với diện mạo đã hình thành trong cách mạng và nhất thiết phải có sự điều chỉnh. Trong giai đoạn đầu, nhất định có những xộc xệch, do chỗ diện mạo cũ được xây dựng để đáp ứng một nhiệm vụ khác, nhưng thực tế sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết đúng đắn.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì

Thờ cúng tổ tiên là một tin ngưỡng chung của Đông Nam Á

      Để xây dựng một ý thức thường trực về gia phong, có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng tổ tiên, về cơ bản, đây là một tín ngưỡng chung của ĐNA, kể cả của Hoa Nam xưa kia vốn thuộc phạm vi văn hóa ĐNA. Những tìm hiểu của tôi về tín ngưỡng này ở vùng Hoàng Hà trong dịp tôi thăm Trung Quốc chưa đủ để khẳng định ở đây cũng có tín ngưỡng này và các học giả tôi hỏi không thống nhất với nhau. Điều chắc chắn qua các sách cổ đó là tín ngưỡng này tồn tại ở tầng lớp quý tộc và nó được Đạo Khổng đề cao. Nhưng nó có tồn tại ở nhân dân lao động không thì chưa nhất trí. 
    
Thờ cúng tổ tiên là một tin ngưỡng chung của Đông Nam Á

     Tạm thời, tôi không xét mặt lịch sử mà chỉ xét mặt quan hệ hiện tại. Tín ngưỡng tổ tiên tuy không phải là tín ngưỡng đầu tiên ở ĐNA, nhưng với Việt Nam ta có hiện tượng mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều lấy nó làm nền tảng. Không những Nho giáo, mà Phật giáo, Đạo giáo, ngay cả những đạo mới lập nên trong thế kỷ này như đạo Cao Đài, Hòa Hảo đều lấy nó làm nền tảng. Ngay cả đạo Thiên Chúa tuy theo nguyên lý chỉ thờ Chúa, các gia đình Thiên Chúa giáo vẫn tổ chức những ngày giỗ tổ tiên, vẫn mời những người thân đến dự: Điều cản trở lớn nhất không cho Thiên Chúa giáo nhập vào tâm thức Việt Nam chính là ở điểm nó không chấp nhận gia đình hiểu theo nghĩa Việt Nam, gồm nhũng người cùng một tổ tiên và thờ cúng tổ tiên. Điều này các giáo sĩ đều thấy và đã có nhũng đề nghị với giáo hoàng nhung mãi đến Vatican II mới được chấp nhận, tức là xét cho cùng, sự khúc xạ đã diễn ra.

     Tục thờ cúng tổ tiên không có gì là mê tín cả. Chúa Trời, Đức Phật, quan tâm tới linh hồn của tôi là chuyện siêu hình, ngoài khả năng lý trí có thể xét đoán được. Nhưng chuyên cha mẹ tôi sinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn, hi sinh cho tôi là chuyện chắc chắn. Vậy dù cho tôi theo chủ nghĩa duy vật, tôi vẫn phảibiết ơn cha mẹ tôi, ông bà tôi và phải tổ chức những buổi lễ có anh em cùng họ tham dự để nhớ ơn cha mẹ, ông bà. Có một lý thuyết cho rằng: con cái sinh ra là do nhu cầu sinh lý. Lý thuyết ấy là bậy bạ, vì đâu phải do nhu cầu này mà cha mẹ nuôi tôi, chịu đói chịu khổ vì tôi.

     Cho nên với tư cách con người biết ơn, tôi phải chăm lo cha mẹ khi còn sống, lo giỗ tế và chăm lo mồ mả khi chết, điều đó chỉ khẳng định tôi là một thành viên trong gia đình, trong họ, và phải lo kế tục trách nhiệm tiền nhân để lại với làng, với nước.

     Một nhà thờ họ nói chung thờ năm đời, cho nên có nhiều ngày giỗ là những ngày những người trong họ tụ họp lại. Một họ thường có gia phả, ruộng hương hỏa, có tục lệ phải bảo vệ gia thế, đạo đức cha ông. Nếu các ngày giỗ tổ chức đơn giản, tránh được lãng phí thì đây là một thế chế văn hóa phải duy trì.

     Hiện nay, đâu đâu cũng lo sửa sang mồ mả cha ông, viết lại gia phả họ, anh em cùng họ tìm mọi cách liên lạc với nhau để tổ chức những cuộc họp chung. Tôi thấy đây là một tập quán hay, bởi vì nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, phải làm cho cha ông vẻ vang. Trong các cuộc họp này, từng người một rời khỏi cương vị xã hội mà quay trở về cương vị thành viên của họ. Tôi quen nhiều bạn là Đảng viên nhưng thấy bạn nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong gia đinh. Điều này cho thấy rõ ràng lý thuyết Tổ quốc, Gia đình, thân phận và Diện mạo vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong văn hóa hiện đại.

Xây dựng nhân cách cho con người và cho đất nước

     Con đường giáo dục của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản là con đường nhân cách luận cách mạng. Nó là nhân cách luận vì lấy tu thân làm gốc, xây dựng con người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô lo trước vui sau. Những điều này trong các sách xưa đã nhắc đến nhưng không có hệ thống như vậy. Nó là cách mạng vì mục tiêu của tu thân không phải vì mình mà để làm đầy tớ nhân dân lao động, đổi mới thân phận và diện mạo người lao động, tạo nên một xã hội phồn vinh, hạnh phúc vì người lao động. Một chủ trương có cách mạng hay không không phải ở tự nó mà ở mục tiêu: Ai hưởng? Căn cứ vào mục tiêu thì biết việc làm có cách mạng hay không?Chúng ta không nên coi nhẹ những kinh nghiệm quá khứ trong việc xây dựng nhân cách con người một khi văn hóa xưa và nay đều là văn hóa nhân cách luận.

Xây dựng nhân cách cho con người và cho đất nước

     Việc xây dựng con người có nhân cách ngày xưa, lấy gia đình làm xuất phát điểm, và cái đích phải đạt được đó là hiếu lễ. Con người có hiếu với cha mẹ, lễ tức là biết nhường nhịn với anh em, người trên thì mới có thói quen phục tùng kỷ luật của chính phủ và Đảng một cách tự giác, tình nguyện. Sau đó gia đình và trường học phái giáo dục cho trẻ em biết lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Lễ là giữ đúng cương vị, nghĩa là làm theo đúng điều nên làm, liêm là sự kiềm chế không tham lam, sỉ là biết xấu hổ trước một hành động trái với đạo nghĩa. Bảy thế kỷ trước công nguyên Quản Trọng đã thấy vai trò của “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ”đối với sự tồn vong của một nước: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn cái dây giềng của nước. Mất nó nước bị diệt vong”.

     Một gia đình ngày xưa dạy con biết hiếu lễ, liêm sỉ, không phải để nhờ con làm gì cho gia đình mà để giữ lấy đạo đức gia đình. Cái đó xưa gọi là gia phong. Nó quý hơn ruộng vườn, tài sản. Cái gì mất đi cũng có thể lấy lại được, nhưng gia phong mất đi, con người mất diện mạo rất dễ làm điều trái với đạo nghĩa.

     Nếu ta đừng nhìn các sách xưa về mặt nội dung mà nhìn về mặt quan hệ, ta sẽ thấy có một quan tâm bất biến đối với việc bảo vệ nhân cách, khẳng định diện mạo bất chấp hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Cái diện mạo ấy được mĩ hóa bằng nhiều cách và nghệ thuật Việt Nam ngày trước tồn tại chủ yếu nhờ chỗ nó gắn liền với việc đề cao những nhân cách phù hợp với văn hóa của nó. Có bảy nền nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ này và trong một đất nước nghèo khổ như Việt Nam xưa, sở dĩ nghệ thuật còn tồn tại là do phục vụ nhân cách luận.

Thứ nhất, là nghề cho câu đối, trướng, nghề cho chữ. Việc này chỉ có những nhà nho hay chữ mới làm được.

Thứ hai, là nghề viết chữ tốt,

Thứ ba, là nghề thêu,

Thứ tư, là nghề sơn,

Thứ năm, là nghề chạm trổ,

Thứ sáu, là nghề làm đồ thờ,

Thứ bảy, là nghề làm vàng mã,

     Diện mạo một người trong xã hội như xã hội Việt Nam lộ thuộc vào gia thế, một người ở trong một gia thế được bảy nền nghệ thuật đề cao như vậy dù ở vào một hoàn cảnh bất lợi cũng không dám làm chuyện bậy bạ sợ tổn hại tới gia phong. Họ sẽ có đủ nghị lực vượt qua thử thách để trở thành con người có ích.

     Khi gia đình là yếu tố tạo nên nhân cách người Việt Nam, thì truyền thống gia đình đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng nhân cách của từng người.

     Đối với người Việt Nam, điều quan trọng nhất là để lại tiếng thơm cho con cháu sau khi chết. Một ông vua khi sống thì gọi bằng niên hiệu, thí dụ vua Hồng Đức, vua Chiêu Thống. Nhưng sau khi chết, triều đình căn cứ vào cách cai trị của ông mà gọi bằng một cái tên khác; sau này lịch sử sẽ gọi bằng tên ấy. Thí dụ, vua Hồng Đức sẽ được gọi là Lê Thánh Tông, vua Chiêu Thống sẽ gọi bằng Lê Mẫn Đế là ông vua tội nghiệp. Con người bình thường chết đi cũng có một cái tên như vậy gọi là hiệu bụt và ghi vào bài vị. Cho nên nhìn bài vị thì biết bà này là Trịnh Nhuận, là Hiền Thục, ông này là Hiếu Dũng hay là Nhân Thuần. Các tên như vậy là có sãn được làng tặng cấp và được ghi vào gia phả. Đó là những thói quen có ích để xây dựng nhân cách.

Con người nhờ diện mạo mà giúp phân biệt mình với người khác

     Trong một xã hội có tổ chức cao, con người phải có diện mạo phân biệt mình với những người khác. Chính diện mạo tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa các thành viên trong một xã hội, khiến xã hội có người trên kẻ dưới, người làm việc này kẻ làm việc khác, có sự hưởng thụ khác nhau và những bổn phận khác nhau. Dĩ nhiên, diện mạo một người thay đổi và chính sự phấn đấu để thay đổi diện mạo là một động lực rất mạnh làm xã hội thay đổi.

Con người nhờ diện mạo mà giúp phân biệt mình với người khác

     Trong xã hội quân chủ trước đây, diện mạo thay đổi tương đối chậm. Nó bị quy định bởi gia thế, tài sản, chức vụ. Những cái này thường là khá ổn định. Rồi để củng cố diện mạo, xuất hiện khao vọng, ăn mừng, tiệc tùng, nghi lễ, ngôi thứ, những điều ta nhận thấy ở khắp nơi. Đồng thời, có những quy chế về quần áo, xưng hô, cách đối xử, cách ăn nói thưa gửi mà con người phải học tập từ bé mới khỏi lầm lẫn.

     Chế độ thờ cúng tổ tiên đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng đặc điểm khu biệt văn hóa Việt Nam là văn hóa nhân cách luận đối lập với văn hóa phương Tây là văn hóa cá nhân luận.

     Cá nhân luận khác chủ nghĩa cá nhân, mặc dù cả hai dịch từ chữ của Anh. Cá nhân luận khẳng định cá nhân có giá trị ở tự nó, không vay mượn ở đâu hết. Điều này đã được Thiên Chúa giáo khẳng định về mặt tôn giáo khi cho rằng tôi có một linh hồn riêng không liên quan gì đến ai, cũng không có quan hệ gì với thế giới vật chất, không nhập vào cái gì nữa và chỉ tồn tại trong cuộc sống của tôi. Rồi sau khi chết nó trở về với Chúa, lên thiên đường hay xuống địa ngục là do thái độ của tôi trong cuộc đời này. Khi xét như vậy, Thiên Chúa giáo là cá nhân luận triệt để. Vì vậy mục đích của giáo dục là xây dựng những người có ý thức về giá trị của cá nhân mình. Giá trị ấy thâu tóm trong quan niệm vươn lên bằng chính tài năng, thể lực, học vấn, sự ghép mình theo pháp luật, nhất là khả năng chinh phục thế giới, giành lấy sự thán phục của đồng loại bằng ý chí và địa vị của mình. Trong việc này nhiều người trở thành những người thám hiểm, những nhà bác học, những nghệ sĩ, những nhà tôn giáo và những nhà cách mạng.

     Còn nhân cách luận lại khác. Nhân cách dịch từ chữ “persona ” của Latinh, nghĩa đen là cái mặt nạ diễn viên mang khi đóng kịch. Một người đeo mặt nạ vua thì đóng vai vua. Kịch đeo mặt nạ vì phổ biến ở ĐNA, trong tuồng Việt Nam, diễn viên bôi mặt theo nhân cách mình cho nên ai trung, ai nịnh thì nhân cách không thay đổi trong toàn bộ vở kịch. Trong tiếng Việt, con người là con người theo cương vị, theo nhân cách. Cho nên với con tôi là cha, với vợ tôi là chồng, với ông tôi là cháu, với mọi người tôi là tôi, tức tôi tớ người ta. Trong từng trường hợp, tôi phải giữ đúng vai trò của tôi đối với người khấc. Khi tôi biết làm thế, tôi có nhân cách cao; còn khi làm trái, tôi có nhân cách kém. Có nhiều tiêu chuẩn khách quan do từng hoàn cảnh xã hội quy định. Một văn hóa như vậy lấy tu thân làm nền tảng, và tu thân chính là để thay đổi xã hội. Do giáo dục, tu dưỡng không ngừng, một người nhân cách luận trở thành một cá nhân mà cả thế giới đều phái phục. Ngược lại một cá nhân phương Tây do biết giữ đúng giá trị của cá nhân mình trong những hoàn cảnh khó khăn, lại có một nhân cách rất cao và ngay cả phương Đông nhân cách luận cũng quý trọng. Như vậy, cả hai nền văn hóa gặp nhau.

     Nhưng cả hai nền văn hóa đểu gặp những nguy hiểm. Cá nhân luận có thể bị hiểu sai, cho rằng giá trị mình, quyền lực của mình với người khác chỉ là ở số tiền mình có và sẽ sử dụng đồng tiền, quyền lực để thỏa mãn những ham muốn phi xã hội. Đó là xu hướng cá nhân chủ nghĩa, hiện nay rất thịnh hành và có thể dẫn tới sự suy sụp của phương Tây. Ngược lại, một văn hóa nhân cách luận rất có thể tạo nên những kẻ tham ô, hách dịch chỉ thấy giá trị mình ở địa vị, chức tước, tiền của, cương vị xã hội và quên mất trách nhiệm đối với đồng loại. Lịch sử cho thấy loại người này nhan nhản và đây chính là nguồn gốc của nghèo đói, ngưng trệ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa là gì

Câu chuyện diện mạo trong xã hội Việt Nam khi xưa

      Nếu như con người sinh ra đã có Tổ quốc, gia đình thì thân phận và diện mạo lại khác. Hai cái này là những thuộc, tính xã hội cấp cho anh ta và phần lớn do cố gắng của chính anh ta mới có được. Trong những xã hội cổ xưa, con người có thân phận. Anh ta là chủ nô, nô lệ được xếp vào một trong những đẳng cấp mình, nhưng phần lớn không có ý thức về diện mạo mình. Trong một xã hội còn mang tính chất cổ xưa như ở người Êđê, người Giarai ở Tây Nguyên, hình phạt nặng nhất đối với con người để trừng trị anh ta không phải là cái chết. Anh ta tin rằng nếu chết đi anh ta sẽ đầu thai trở lại ngay trong thị tộc mình.

Câu chuyện diện mạo trong xã hội Việt Nam khi xưa

     Hình phạt nặng nhất đối với anh ta là bị đuổi ra khỏi cộng đồng, bởi vì lúc đó anh ta mất thân phận anh ta được hưởng trong cộng đồng của mình. Xã hội Trung Quốc xưa có phân chia ra quân tử, tiểu nhân cũng là phân chia theo thân phận không theo diện mạo. Con người có ý thức về diện mạo mình nhất là các ẩn sĩ, các hòa thượng. Họ tìm thấy giá trị cá nhân của họ trong một sự đối lập với tập tục, và chấp nhận những thiệt thòivề phía mình đẽ có được một niềm sung sướng mới: ý thức về diện mạo. Phải nói ý thức này mạnh mẽ ở một số người đến mức họ vượt lên mọi khổ cực, Sống thản nhiên trước những ham muốn lôi cuốn của thế lực.

     Xã hội Việt Nam xưa xây trên những làng xã làm tế bào, ý thức về diện mạo xuất hiện trong cố gắng của người dân tách ra khỏi cộng đồng ở một mặt nào đó. Trong một nông thôn có nhiều tổ chức khác nhau và lồng vào nhau như đã nói ở trên, diện mạo được hình thành trong cương vị đảm nhiệm ở từng tổ chức một.

     Xét về mặt chính quyền, trong cái một hình có ba vòng đồng tâm, người dân làng xã rất muốn nhập vào hai vòng trong là vòng những người quản lý làng (lý dịch) và vòng các kỳ mục, các thân hào chức Sắc. Những người trong hai vòng này có địa vị cao hơn người dân thường và có diện mạo riêng. Trong một xã hội mà chế độ quân chủ quan lại thống trị, muốn làm lý dịch, tức là nắm trong tay bộ máy điều hành, dứt khoát phải là người của vòng hai, tức là những hào mục. Tuy có bầu cử, nhưng là bầu giữa các hào mục chứ không phải đột nhiên có một anh bần nông ở ngoài lớp hào mục lại trở thành lý trưởng. Nói khác đi, nông thôn Việt Nam là do những người có máu mặt cai quản.

     Một quy chế phổ biến ở các làng Việt Nam, đó là phải góp một số tiền lớn để được cử vào hội đồng hào mục. Cho nên trong làng có những chức sắc. Các chức sắc này chỉ có giá trị trong nội bộ làng mà thôi; Tường, Nhiêu, Xã, Cai… nhưng rất hấp dẫn đối với dân làng. Cho nên có tục khao vọng tốn kém ở khắp nơi. Khao vọng chỉ có mục đích khẳng định diện mạo của con người ăn khao trước làng xã và từ nay mọi người phải đối xử với anh ta theo diện mạo mới của anh ta.

     Ngoài cái tổ chức chính liên quan tới chính quyền, các tổ chức khác cung cấp diện mạo cho những người chịu trách nhiệm chính của tổ chức của mình: ta thấy trong nông thôn có trưởng giáp, những người cầm đầu các hội tư văn, tư võ, các phường, v.v… Đặc biệt nhũng người được triều đình cấp cho các học vị (Cử nhân, Tiến sĩ…) hay các phẩm chất rất có uy tín. Và vì là do triều đình cấp cho nên uy tín của họ vượt ra ngoài phạm vi một xã.

     Về mặt tín ngưỡng, chế độ thờ cúng tổ tiên mà ta sẽ xét riêng bởi tầm quan trọng của nó vềvăn hóa, cung cấp cho các tộc trưởng, các trưởng chi một diện mạo riêng. Như vậy là trong xã hội Việt nam xưa, câu chuyện diện mạo là rất phổ biến.


Pháp luật với đời sống của con người

     Trong hoàn cảnh hiện tại, vấn đề thân phận đang gặp một thử thách hết sức to lớn. Trong cái đà đổi mới, quá nửa nôngdân phải ra các thành thị, mất hết chỗ dựa tinh thần và tình cảm trước đây. Họ chỉ còn cách dựa vào một yếu tố mới, là yếu tố duy nhất của thân phận con người phương Tây: Pháp luật. Pháp luật này trước hết chưa phải là hình luật, bởi vì họ sống đạo đức, không phạm tội. Đó cũng chưa phải là hộ luật bởi vì họ không có ruộng đất, mà là dân luật. Trong hoàn cảnh mới, chính dân luật mới là nền tảng của pháp luật. Cái dân luật ấy không tồn tại dưới thời quân chủ, tuy có đôi điều nói đến một vài quyền lợi như trong Luật Hồng Đức.

Pháp luật với đời sống của con người

     Ý thức tôn trọng pháp luật là đặc điểm của tâm thức phương Tây, một đặc điểm quen thuộc với họ như khí trời con người phải có để sống. Trong một thời gian dài sau Cách mạng, ta chưa có dân luật, vì ảnh hưởng của tôn ti luận từ thời quân chủ. Có quan niệm cho sự bình đẳng trước pháp luật là một cái gì tư sản. Bây giờ đã khác: bộ luật dân sự đã ra đời. Có bộ luật dân sự đã khó, nhưng giáo dục toàn dân tộc trọng luật dân sự còn khó hơn. Sẽ gặp vô số cản trở. Nhưng không có luật dân sự chung cho mọi công dân thì không thể có thân phận, mà không có thân phận thì làm sao có thể nói đến công bằng và văn minh được? Tôi nhớ một kinh nghiệm. Vào khoảng 1985, tôi cùng một học giả Pháp đi xe đến gần cầu Long Biên. Anh ta thấy một cái biển rất lớn đề “Sống và làm việc theo pháp luật”.Anh ta bảo tôi dịch. Tôi dịch xong anh ta sửng sốt: “Làm sao có thể có một khẩu hiệu kỳ lạ như thế này?”Đối với anh ta: nói sống và làm việc theo pháp luật thì cũng kỳ quặc như nói: Sống và làm việc thì phải thở.

     Trong hoàn cảnh mới hiện nay, cái thiếu nhất ở Việt Nam không phải là tiền, thiết bị, hạ tầng cơ sở, mà trước hết là một xã hội bị quy định từ A đến Zbằng pháp luật. Một nhà nước chỉ biết đến pháp quyền một nhân dân hiểu pháp luật là quan trọng,như không khí họ thở, và tự hào về sự tôn trọng này. Điều này đòi hỏi một thời gian không ngắn, vài chục năm. Nhưng chúng ta không có con đường nào nữa. Đối với một số người, điều này chắc hẳn là khó chịu. Con người quen sống với tập tục, tôn ti, tiếp thu nó không dễ. Có những người tự thấy mình ở trên pháp luật và thích một chế độ giải quyết mọi việc theo tôn ti. Quan niệm này kể ra, không có gì mới. Trong nước Trung Hoa cổ, pháp luật không thi hành đối với quý tộc mà chỉ áp dụng với dân lao động. Tôn ti luận mà chúng ta thừa hưởng của Trung Hoa trong quá khứ có thể còn có ảnh hưởng làm cho quá trình dân chủ hóa bị chậm lại.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ban sac viet nam

Cuộc sống của nhân dân khi Pháp xâm lược và vai trò của Cách Mạng

     Cái thân phận ấy bị vi phạm nghiêm trọng trong thời Pháp thuộc. Bọn thực dân Pháp và tay sai để kiếm nhân công rẻ mạt cho các hầm mỏ, đồn điền, đã thi hành chính sách bần cùng hóa nông thôn. Chúng xâm chiếm đất đai, đuổi nhân dân khỏi làng mạc, biến hàng chục vạn người ở đồng bằng miền Bắc thành những cu-li ở các đồn điền, các hầm mỏ. Đưa họ đi các thuộc địa thành cái mà báo chí ngày trước thường gọi là “hàng biết nói”. Đẩy hàng chục vạn người sang Pháp đi lính chết cho “mẫu quốc”. Ở nông thôn, bọn Tây đoan sục vào từng nhà bắt rượu lậu, bắt người ta uống rượu tây, bọn hào lý mặc sức hoành hành.

Nhân dân Việt Nam khi Pháp xâm lược và vai trò của Cách Mạng

     Rồi xuất hiện những thành phố, các tủ kính của chế độ thực dân. Ở đây hàng triệu nông dân vì đói phải trở thành tôi tớ, con sen, kéo xe, gái điếm, mất hẳn thân phận. Họ không có ai che chở, bị kinh rẻ, lừa bịp. Những giá trị thực tế của nhân cách họ trở thành bất lợi cho họ. Lòng trung thực của họ bị gọi là sự đần độn, phong tục của họ bị chê là quê mùa, họ kiếm được miếng ăn trong sự khinh rẻ của chính đồng bào của họ đang bị cá nhân luận kinh tế mua chuộc, làm hư hỏng. Họ sống cô độc, không nhà, không họ hàng, không có bàn thờ để thờ tổ tiên, không có một chút an ủi nào hết. Họ là đối tượng bị người Pháp và đồng bào của họ bắt nạt, đe dọa, sống nơm nớp, không có ngày mai.

     Cách mạng muốn xứng đáng với danh nghĩa của nó, tất yếu phải đổi mới thân phận. Chỉ có bằng cách đổi mới thân phận người dân lao động từ chỗ là kẻ tôi tớ, bị sai bảo, sang địa vị những người chủ của đất nước thì mới có điểu kiện huy động nhân dân lao động quên mình cho Cách mạng. Chính cách mạng đã trả lại cho họ thân phận, làm cho họ thấy địa vị thực tế của họ cho nên họ theo Cách mạng triệt để. Dù cho trong việc làm này có chỗ nào đó có vẻ quá đáng, nhưng một công cuộc long trời lở đất thê này làm sao tránh khỏi những sai sót? Chính công cuộc cải cách ruộng đất của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc đã kéo được nông dân Trung Quốc về phía Đảng Cộng sản và đó là cơ sở của thắng lợi. Chỉ tiếc rằng tình hình Việt Nam không phải như Trung Quốc. Đảng duy nhất lãnh đạo cuộc kháng chiến không chia sẻ với một lực lượng nào khác, cho nên có thể có những châm chước thích hợp hơn với chiến tranh giải phóng dân tộc. Chỉ đến khi có Đảng lãnh đạo người dân lao động mới hiểu được sức mạnh của chính họ. Họ không sợ gian khổ, hi sinh bởi vì trong cuộc đời thực tế họ phần nào còn gian khổ hơn, phải hi sinh nhiều hơn mà vô nghĩa lý. Họ hiểu Chủ nghĩa xã hội ngay trong tâm thức của họ. Họ đã chết hai triệu người như súc vật trong nạn đói năm 1945, vậy có chết thêm vài triệu nhưng giành lại nhân cách làm người, họ đâu có ngại. Họ có kinh nghiệm chống lại những cám dỗ của chủ nghĩa thực dân bởi vì cuộc đời trước đây của họ đã là bài học cụ thể.

     Cuộc Cách mạng đã tạo nên một sự hoán cải thân phận. Con người Việt Nam từ thân phận nô lệ chuyển sang thân phận con người của một đất nước tự do, độc lập, góp phần vào việc chuyển đổi thế giới thứ ba thành thế giới đang phát triển. Ngay cả những  người chống lại Cách mạng cũng phải thừa nhận cái thân phận  mới mà họ có được là do Cách mạng. Đó là sự thực khách quan.

     Sự hoán cải này là kết quả của những hi sinh vô bờ bến.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc việt nam

Tâm thức làng xã của người dân Việt Nam

      Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam nhiều khi phải rời khỏi làng, sống lưu tán. Nhưng có một điểm không thay đổi chứng minh tính khách quan của tâm thức: thế nào họ cũng tập hợp lại thành một làng, dựng lên một cái đình, thờ một ông Thành hoàng chung, và có khi cái làng này mang tên một họ như làng Nguyễn Xá, Phan Xá, Trịnh Xá, Hồ Xá… để chỉ cái họ đến đầu tiên khai cơ lập ấp ở đấy. Thế nào dân làng cũng thờ con người đưa dân đến địa điểm mới.

Tâm thức làng xã của người dân Việt Nam

      Rồi những người cùng làng, cùng họ lại gắn bó với nhau không chỉ trong làng, mà ở những nơi xa quê hương. Rồi người ta xây dựng các gia phả để quy định họ hàng, tổ chức những cuộc họp họ, họp làng và cảm thấy sung sướng khi trở lại trong lòng họ hàng, làng xã. Một người trong họ có được danh tiếng, công lao là niềm tự hào của cả họ cả hàng. Ngược lại, nếu anh ta làm điều gì xấu xa thì cả họ, cả làng cảm thấy xấu hổ. Ngày xưa có câu: “Một người làm quan cả họ được nh‘”. Tức là một người làm quan phải giúp đỡ cả họ, cả họ được tiếng thơm nếu anh ta có công với làng, với nước.

      Ngay bây giờ nữa, ta vẫn thấy tâm thức này còn khá mạnh. Một người không quan tâm đến họ hàng thì bị chê bai về làng, các bậc cha chú không ngại phê phán anh ta dù anh ta có quyền lực đến đâu. Một người Việt Nam không có mơ ước lên thiên đường hay lênbàn, mà mơ ước của anh ta rất giản dị: có con cái nối dõi, được thờ cúng và chết chôn ở làng, cạnh những người thân. Trong một thành phố như Hà Nội, ta vần thấy từng họ một tìm cách liên lạc với nhau, tô chức những cuộc họp họ.

     Trong đó họ gọi nhau không phải theo chức vụ mà theo thứ bậc trong họ, những cuộc họp làng. Tình hình này rất khác ở phương Tây. Một người Việt Nam sống ở phương Tây dù trong môi trường cá nhân luận thế nào cũng tìm cách tổ chức những làng Việt Nam, ăn Tết Việt Nam, sống theo phong tục Việt Nam trong những hoàn cảnh có thể làm được.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Văn hóa làng xã của nông thôn Việt Nam

     Trong giai đoạn 1930-1940, các báo chí theo xu hướng tư sản, đặc biệt những bài của Hoàng Đạo trên tờ “Ngày nay” trong mục “Bùn lầy nước đọng”, để bênh vực cho tư tưởng cá nhân tư sản, đã trình bày các làng xã thành nơi bùn lầy, nước đọng, với mọi hủ tục, lệ khao vọng ăn uống. Những phê phán ấy là có cơ sở.

Văn hóa làng xã của nông thôn Việt Nam

     Nông thôn Việt Nam, do chỗ có nhiều tổ chức, và có tổ chức là có ăn uống, điều ta sẽ xét sau. Nhưng người ta đã quên điểm chính: đó là mặc dầu có những nhược điểm, chính làng xã Việt Nam cấp cho người dân một thân phận cụ thể, và những vi phạm của thực dân vào thân phận của họ đã biến nông thôn thành cơ sở của Cách mạng. Họ lấy quan điểm cá nhân để nhìn nhận cách luận. Cho nên thực dân Pháp và Mỹ làm sao đánh giá được cái văn hóa mà họ cố tình không hiểu?

     Mỗi làng có đình là nơi tất cả những người đàn ông trên 18 tuổi được quyền họp để bàn công việc chung, có đền thờ Thành hoàng là một thứ thần linh chung cho cả làng, có những lễ hộiđể vui chơi và có làng có một thổ ngữ riêng. Làng là cơ sở của văn hóa dân gian. Lại có làng ngoài nghề nông, có những nghề thủ công riêng, nghề buôn riêng. Những người cùng làng có bổn phận giúp đỡ nhau, an ủi nhau. Cho nên người việt Nam sang ở nước, nhưng sống ở làng, và các ông quan, các trí thức khi không hài lòng với chính sự triều đình, không chạy vào rừng, vào núi như ở Trung Hoa, Ân Độ, mà chạy về làng, bởi vì “quannhất thời, dân vạn đại. Trong một làng như vậy, con người được đánh giá theo một tiêu chuẩn duy nhất là nhân cách, không phải theo của cải, chức vụ và công lao. Trong một môi trường mọi người biết nhau, lại là bà con họ hàng của nhau, con người phải ghép mình theo đạo đức.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa dân tộc là gì

Vai trò và vị trí quan trọng của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam

     Để đánh giá thái độ đối với thân phận cần có tiêu chuẩn, và tiêu chuẩn ấy theo thao tác luận là phụ nữ. Một văn hóa coi khinh phụ nữ không thể gọi là nhân đạo được. Người phụ nữ Việt Nam trong làng xã có thân phận rõ ràng. Không ai bó chân họ, bắt họ cứ suốt đời trong xó bếp. Lý thuyết nam nữ thụ thụ bất thân là chuyện Trung Hoa, chỉ nhìn các hội hè đình đám nông thôn cũng thấy không ai theo chuyện ấy. Phụ nữ Việt Nam đi chợ, tham dự giao tiếp xã hội, có vai trò quan trọng hơn nam giới trong kinh tế, giáo dục gia đình. Họ nắm tay hòm chìa khóa.

Vai trò quan trọng của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam

     Cho nên có câu: “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Quan hệ xã hội trong một gia đình, nhất là quan hệ với làng xã, họ hàng là do phụ nữ tạo nên còn nam giới chỉ là đại diện ở bên ngoài mà thôi. Người Việt Nam với tâm thức làng xã lo nhất là lấy phải người vợ lăng loàn làm mất quan hệ với họ hàng. Một người phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng là gánh cả giang sơn nhà chồng. Gia đình người chồng có được họ hàng kính nể, yêu thương hay không là do bà vợ quyết định. Đặc biệt, nếu ai quan tâm tới tín ngưỡng Việt Nam, thì thấy một chuyện rất lạ. Nếu như chỉ có nam giới họp và bàn công việc làng ở đình thì những người đến chùa, các đạo quán gần như toàn là nữ giới. Không những thế, thiên đình Đạo giáo Việt Nam lại do nữ giới làm chủ, chứ không phải nam giới. Người ta gọi các bà bằng cái tên rất dân dã là các Mẫu, các Bà Mẹ: Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng ngàn… cùng với các cô, các bà chúa. Nếu như chính trị dưới đất là thuộc đàn ông thì đây chỉ là một hiện tượng chung. Dân tộc học đã chứng minh không có tộc người nào trước đây do nữ giới quản lý về chính trị, kể cả những tộc người theo họ mẹ. Nhưng thế giới tâm linh của Việt Nam là do nữ giới cai quản.

     Chính văn hóa truyền thống tôn trọng phụ nữ, dành cho nữ giới một địa vị chủ động trong những phạm vi nhất định mới tạo được một truyền thống nữ giới anh hùng mà lịch sử đã biết và truyền thông phụ nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nước nào cũng có những nữ anh hùng. Nhưng biệt tài huy động được nữ giới, biến họ thành những nữ anh hùng, những phụ nữ ba đảm đang là đặc điểm riêng của Việt Nam.


Thiện cảm mà Đảng Cộng sản và CNXH mang lại cho dân chúng

     Nông thôn Việt Nam trọng tuổi hơn chức vụ, tiền bạc. Tuổi là cái mọi người đều có, và mỗi năm từ vua đến dân đều thêm một tuổi, hết sức công bằng. Nó khẳng định tình trạng quý trọng kinh nghiệm, quá trình sinh sống và là cách phân chia quen thuộc nhất của các xã hội cổ xưa chưa biết đến cá nhân. Tình trạng có nhiều tổ chức theo chức vụ, theo phẩm hàm, theo công lao, theo tuổi, kết hợp với các tổ chức theo dòng họ tạo nên con người của nhiều quan hệ, của nhiều nghĩa vụ, rất cần thiết cho việc duy trì nhân cách, đạo đức. Chính điều đó đảm bảo cho nông thôn Việt Nam dù nghèo vẫn có một văn hóa tinh thần cao, vẫn lấy tình nghĩa làm đầu. Dù cho chính phủ Pháp có vũ khí mạnh hơn và nắm quyền cai trị, thực tế người dân không coi trọng văn hóa Pháp. Đối với Mỹ cũng vậy. Cho nên mọi chính sách lập ấp chiến lược chỉ có thể thất bại.

Thiện cảm mà Đảng Cộng sản và CNXH mang lại cho dân chúng

     Ở một cán bộ, một chiến sĩ, mỗi người dân thường ta đều thấy rõ họ yêu quý đồng bào, nhường cơm sẻ áo, tôn trọng tình nghĩa, thương yêu những người hy sinh cho nghĩa lớn đến mức có thể hy sinh tính mạng mình, đùm bọc nhau, vui sướng có nhau. Một người duy vật, nhất là con người nghiên cứu văn hóa để giúp những người lãnh đạo duy trì cái bản sắc văn hóa tốt đẹp ấy, một bản sắc đã định hình trong ca dao tục ngữ, không chỉ ca ngợi, mà phải xét đến cơ sở vật chất tạo ra bản sắc này, góp phần cải tiến cái cơ sở vật chất ấy để cho bản sắc này càng thích hợp hơn với thời đại mới. Tinh trạng đạo đức này ổn định, có tác dụng thực tế, điều mà cuộc kháng chiến vừa qua là bằng chứng không thể chối cãi, là dựa trên những thiết chế ổn định, được tuân thủ nghiêm ngặt qua các thời đại.

     Con người Việt Nam trước hết được làng xã che chở, đùm bọc. Về kinh tế, anh ta được chia một phần ruộng công của làng. Cứ khoảng ba năm chia lại một lần cho các nam giới từ 18 tuổi trở lên, chiếu theo sổ đinh. Dù cho có chế độ ruộng tư, nhưng sự phát triển của nó rất chậm cho nên làng nào cũng có ruộng công. Ruộng này về nguyên tắc là thuộc nhà vua nhưng giao cho làng xã hưởng dụng. Người ta không được bán nó mà chỉ có thể cầm nó trong vài năm nếu gặp đói kém, rồi sau đó phải chuộc lại.

    Trong số các ruộng công này có loại ruộng tốt cấp cho binh lính để úy lạo công lao của họ. Có loại trợ sưu điền để giúp đỡ nhân dân khi không đủ tiền nộp sưu. Có bút điền để trợ cấp cho chi phí về giấy bút trong công việc của làng. Có học điền để trợ cấp cho việc học. Có cô nhi điển và quả phụ điền để trợ cấp cho các cô nhi, quả phụ. Những người được cấp thửa ruộng này chống lại những lạm dụng của chính quyền quan lại. Anh ta có địa vị trong các cuộc họp làng. Chế độ tự quản của làng xã cấp cho người dân làng một thân phận riêng, che chở anh ta khiến cho không một vua chúa Việt Nam nào dám nghĩ đến chuyện làm cỏ một làng, dù cho thời đại nào cũng có những cuộc nổi dậy của các làng chống lại những hà lạm trong chính sách sưu thuế. Chỉ riêng thời Minh Mạng có khoảng ba trăm cuộc nổi dậy. Nó bắt nhà vua và bọn quan lại phải nhẹ tay trong việc đàn áp nhân dân, bóc lột để có tiền của xây cung điện, dinh thự, lăng tẩm. Mặc dù có những tệ nạn tham nhũng, xôi thịt… một làng Việt Nam là một làng có tổ chức quan tâm tới người dân, không đơn thuần là một bị khoai tây như ở phương Tây và chính điều đó giúp người nông dân Việt Nam dể dàng có thiện cảm với Đảng Cộng sản và CNXH.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa việt nam là gì

Văn hóa nông thôn của nông dân Việt Nam

     Tại Viện Hán Nôm hiện nay có văn bản 173 hương ước. Hương ước là một hiện tượng vừa riêng cho nông thôn miền Bắc và một phần miền Trung lại gần như phổ biến cho các làng. Tiếc rằng chưa có công trình xã hội học nào thực chu đáo về hiện tượng độc đáo này của làng xã Việt Nam. Một hương ước như một thứ hiến pháp được thành lập qua thời gian của một nhân dân quen với tục lệ và sống theo tục lệ và sẽ là cơ sở tốt nhất để chuyển sang cuộc sống dân sự theo pháp luật chung cho cả nước. Hương ước là một thứ giao kèo không chỉ giữa nhân dân một làng mà chủ yếu là giữa những người được nhân dân cử ra điều khiển làng với toàn dân. Đã gọi là giao kèo tức là trách nhiệm của cả hai bên, chứ không chỉ của người dưới. Nếu người trên không thực hiện đúng giao kèo họ sẽ bị người dưới phê bình và có thể mất chức.

Văn hóa nông thôn của nông dân Việt Nam

     Nhà dân tộc học Từ Chi trong bài “Dân chủ làng xã” cho rằng về mặt hình thức, bộ máy hành chính ở cấp xã lặp lại mô hình, bộ máy quản lý làng trong thể chế công xã nông thôn xưa, từ châu Phi đến châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ gồm ba vòng tròn trung tâm. Vòng tròn trung tâm là tù trưởng hay trưởng làng. Ở Việt Nam, đó là bộ phận lý dịch do lý trưởng cầm đầu thi hành mọi lệnh từ cấp trên đưa xuống. Vòng tròn ở giữa là tập thể các bô lão hay các “già làng”, ở Việt Nam đó là Hội đồng kì mục. Vòng tròn thứ ba là dân làng, ở Việt Nam đó là dân làng xã họp ở đình để nghe phổ biến và thi hành các lệnh trên

     Điều đặc biệt của văn hóa nông thôn Việt Nam đó là người dân có một quan hệ nhiều chiều trong làng xã. Một người cùng một lúc thuộc nhiều tổ chức gần như độc lập với nhau. Tình trạng này là rất cần để đảm bảo cho diện mạo anh ta. Diện mạo anh ta có thể thấp trong tổ chức này, nhưng lại cao trong tổ chức khác, nhờ vậy anh ta được che chở. Có tổ chức tư văn tập hợp những người có học chủ yếu lo việc làm văn tế, thờ cúng thành hoàng. Các tổ chức tư võ tập hợp những người thích võ nghệ, quân sự và có những lò vật nổi tiếng. Có những tổ chức chuyên cho từng nghề: nghề mộc, nghề đan, nghề thêu… Tổ chức mà theo Từ Chi là mang nhiều tính chất cổ xưa nhất, “nguyên thủy nhất là giáp”. Giáp gom lại mọi thành viên nam giới của một làng từ tuổi sơ sinh cho đến lúc chết. Trong một số trường hợp, nữ giới cũng có mặt, nhưng nam và nữ tập hợp lại thành hai tổ chức riêng, mỗi bên đều có những quy tắc khác phù hợp với giới tính của mình. Đời mỗi thành viên nam giới chia thành ba lứa: từ lúc ra đời đến 18 tuổi, từ 18 đến 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên và được ngồi vào chiếu các cụ.

Quan hệ trong làng xã của người dân Việt Nam

     Như Chúng ta biết, Việt Nam có một truyền thống văn hóa hai mặt do tình trạng một đất nước thống nhất về chính trị nhưng không phải xây dựng trên một bộ máy quan liêu có sức mạnh to lớn, mà trên một biển công xã tự quản. Một làng xã như vậy phải lo cho cuộc sống của người dân của mình trong hai quan hệ:

Quan hệ trong làng xã của người dân Việt Nam

- Một là, chấp hành những yêu cầu của chính phủ trung ương chủ yếu về tô thuế, sưu dịch, đắp đê, tuyển binh lính, cung cấp những sản vật triều đình cần đến. Nhưng trong khi làm phảitính đến quyền lợi của làng xã mình, không thể để cho làng xã thiệt thòi, bởi vì những người đại diện làng xã là do dân bầu lên sống dựa vào dân, không phải vào lương của nhà nước.

- Hai là, phải đảm bảo một trình độ công bằng nhất định để cho nhân dân vui vẻ sống, lao động. Một số học giả nước ngoài như thạc sĩ triết học Marcel Ner thấy điều này gợi lên một hình ảnh giống như điều Fustel de Coulanges viết trong ‘Thành bang Cổ đại”(La cité antique) về xã hội dân chủ ở Hi Lạp cổ đại. Tuy điều này thực ra không hợp, vì chế độ làng xã ở Việt Nam như ta thấy hiện nay không phải là hình ảnh cua chế độ thị tộc xa xưa, nhưng chỉ riêng cái vẻ bên ngoài giống nhau cũng hết sức đáng chú ý. Có những dấu vết của một chế độ dân chủ tuy đã bị bóp méo rất nhiều qua lịch sử của một nước quán chủ. Có một chế độ tự quản làng xã có chú ý tới thân phận người dân. Dù cho trong chế độ này không ít lạm dụng, nhưng vẫn phải thừa nhận chính nó cấp cho người Việt Nam một thân phân và một diện mạo riêng.

     Chính điều này là cơ sở của sự gắn bó giữa nông dân với Đảng và chủ nghĩa xã hội. Đảng và CNXH nhờ vậy nhập vào tâm thức nông dân Việt Nam dễ dàng, trong khi tình hình không phải như vậy đối với nông dân châu Âu là vì, từ lâu nông dân Việt Nam đã quen sống theo những cách tổ chức riêng của mình, do mình sáng tạo ra và chấp hành, về cơ bản không lệ thuộc vào chính quyền nhà vua. Văn kiện khẳng định tâm thức này là các hương ước.

Vấn đề thân phận của người Việt Nam

     Vấn đề thân phận người Việt Nam là rất quan trọng trong một đường lối văn hóa cách mạng. Trong các nước phương Tây trước khi phong trào dân tộc thắng lợi, người nô lệ, người nông nô không có thân phận, người dân trong các công quốc cũng không có thân phận vì họ thuộc công quốc nào là tùy theo sở thích của ông chủ: một cô công chúa lấy một ông chồng là gộp luôn công quốc của mình vào công quốc của chồng. Trong tình trạng mọi nước đều bị chia cắt, người dân chỉ biết đến vị lãnh chúa của mình không quan tâm mấy tới thân phận của riêng mình với tính cách một người dân.

Vấn đề thân phận của người Việt Nam

     Ở Trung Hoa dưới thời quân chủ, người dân cũng không có thân phận. Dưới áp lực của bộ máy quan liêu, do sức mạnh của bạo lực quân sự, người ta có thể làm cỏ một vùng, giết hết già trẻ, lớn bé không chút thương xót và các quyển sử kể lại điều này một cách thản nhiên. Ta chỉ cần xem những hành động của Hạng Võ trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên, hay của Tào Tháo trong “Tam quốc chí diễn nghĩa” là thấy. Có một hình phạt kỳ quặc là tru di ba họ, tru di chín họ mà ở Trung Quốc là phổ biến và ở Việt Nam thỉnh thoảng cũng có chuyền tru di ba đời do bắt chước Trung Quốc.

     Còn ở Việt Nam người Việt Nam có ý thức về thân phận mình. Người đầu tiên nêu lên được điều này với thế giới với tính cách nền tảng của một đường lối cách mạng là Nguyễn Ai Quốc. Trong “Lời kêu gọi Hội Quốc Liên” năm 1926 về “Quyn tự quyết của nhân dân Việt Nam”  Nguyễn Ái Quốc viết: “Mặt khác, các hạn hãy nghĩ xem nước Việt Nam trước khi bị Pháp xâm lược là như thế nào. Đó là một nước độc lập biết khiến nó kính trọng, trong khi vẫn coi khinh chiến tranh và nghĩa vụ quân sự, trong khi để bảo vệ quốc phòng chỉ dùng đến dân hình cùa nóthôi. Đó là một nền dân chủ mà dưới cái vẻ một quân chủ tuyệt đối vẫn hưởng quyền tự trị của làng xã, quyền tự do và chế độ học không mất tiền ở mọi cấp của giáo dục và dã gạt ra khỏi đất nước mình chế độ phong kiến và tăng lữ. Đó làmột dân tộc dược thành lập trên cơ sở thống nhất ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc, phong tục. Cuối cùng, theo lời thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ thời viễn cổ, người Việt Nam đã có một văn hóa đạo đức cao”.

     Con người Việt Nam trước khi Pháp xâm lược có một thân phận riêng, không phải ai muốn làm gì đối với anh ta cũng được. Anh ta không hoàn toàn lệ thuộc vào kinh tế, chính trị của kẻ mạnh. Anh ta được hưởng một sự che chở đặc biệt, đảm bảo cho anh ta có thể sống yên ổn, nếu như anh ta sống lương thiện, có đạo đức. Đúng như Nguyễn Ái Quốc nói : “Theo lời thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ viễn cổ, người Việt Nam đã có một nền văn hóa đạo đức cao”.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bản sắc văn hóa là gì

Sự xuất hiện của vấn đề thân phận

     Vấn đề thân phận xuất hiện ở nhiều nước trong từng giai đoạn nhất định, nhưng cách nêu vấn đề và cách lý giải nó rất khác nhau.

Sự xuất hiện của vấn đề thân phận

     Khi Thiên Chúa giáo ra đời, nó là vấn đề nóng bỏng. Có một cách lí giải mới, chống lại chê độ nô lệ xem nô lệ như súc vật biết nói, để khẳng định mọi người đều là con của Chúa và đểu bình đẳng, do đó đòi hỏi một cách đối xử nhân đạo. Cách lý giải của chủ nghĩa nhân đạo châu Âu chịu ảnh hưởng của quan niệm này.

    Trong chiến tranh thế giới thứ II, nó là chủ đề yêu thích nhất của một trào lưu văn học thường gọi là văn học hiện sinh. Thân phận con người lúc này trở thành một cái gì phi lý. Để chống lại cái ác biểu hiện ở chủ nghĩa phát – xít, nó đòi hỏi con người phải chống lại cái ác, khẳng định diện mạo của mình trong cuộc đấu tranh này, vì giá trị của con người. Trong khi nhận thức rằng cái phi lý là vĩnh viễn, người ta chống lại vì giá trị cá nhân mình, chứ không có hi vọng thoát khỏi cái phi lý. Kiến giải này tuy là cá nhân luận và bi quan nhưng vì được nêu lên dưới góc độ toàn nhân loại nên rất phổ biến và tạo nên được nhiều tác phẩm có giá trị to lớn.

     Mặt khác, ở những nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, vấn đề thân phận lại đặt ra dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, khẳng định địa vị cao quý của người lao động và kêu gọi thay đổi xã hội để khẳng định giá trị, hạnh phúc người lao động. Như vậy, trong bản thân vấn đề thân phận chứa đựng một hàm nghĩa toàn nhân loại, có sức lôi cuốn to lớn, một ý nghĩa nhân văn vừa có giá trị toàn nhân loại lại vừa rất quen thuộc. Nếu văn hóa, văn học Việt Nam đi con đường này, nó dễ dàng tìm được tiếng cộng hưởng của toàn thế giới. Trong khi đó, vấn đề Tổ quốc hay gia đình trên thế giới đặt ra khác Việt Nam nên không phải ngẫu nhiên mà ảnh hưởng văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn cách mạng bị hạn chế.

     Con người theo thao tác luận không chê bai, ca ngợi, mà tìm các biện pháp làm việc có lợi cho văn hóa đất nước, do đó có đưa ra một vài đề nghị. Muốn cho văn hóa Việt Nam tỏa rộng, đem đến uy tín xứng đáng với sự hi sinh của dàn tộc, thì phải nâng cái Việt Nam lên cái toàn nhân loại. Để làm thế phải chú trọng hai vấn đề Thân phận và Điện mạo là hai vấn đề hiện cả thế giới quan tâm. Trong khi nêu hay giải quyết phải hiểu hiện nay nhân loại nhìn hai vấn đề này ra sao, rồi đưa ra cách tiếp cận có thể ăn khớp với cách nhìn chung, đừng quá Việt Nam khiến người ta không thể thông cảm được.


Lấy truyền thống minh triết dân gian làm cơ sở

     Cơ sở để bảo vệ CNXH là gia đình và trường học trước đã sau đó mới đến những tổ chức của Đảng. Nếu những gia đình hi sinh vì nước không được nhân dân quý trọng, nếu những con người hi sinh nhiều nhất sống thiệt thòi thì lấy gì để giáo dục tinh thần cách mạng? Nếu xã hội làm ngơ trước những đứa con bất hiếu, những học trò láo xược với thầy cô thì làm sao xây dựng được những con người sống có trách nhiệm? Xã hội với gia đình và trường học là một thể thống nhất. Đã thế, việc bảo vệ gia đình và nhà trường theo nguyên lý tình nghĩa là dễ làm hơn rất nhiều vì đã có sẵn truyền thống minh triết dân gian làm cơ sở, mà kết quả lại hết sức lớn.

Lấy truyền thống minh triết dân gian làm cơ sở

    Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi này từ phía mình, tức là từ tầng lớp hiện nay là cha mẹ. Thế hệ cha mẹ phải mẫu mực theo đúng truyền thống Cần kiệm, Liêm chính, Chí công, Vô tư của Chủ tịch Hồ Chí đã dạy. Nếu chúng ta tham ô, lãng phí là chúng ta rất dại. Chúng ta có thể lừa Đảng, lừa dân, nhưng làm sao có thể lừa vợ con chúng ta được? Một khi trong gia đình vợ con coi khinh ta, tác dụng giáo dục của ta mất đi, thì chúng ta sẽ đón lấy những lộn xộn trong gia đình. Chúng ta sẽ mất hạnh phúc gia đình, và con cái sẽ hỏng. Việc gì lại chịu thiệt lớn như vậy khi trước đây chúng ta đã sống xứng đáng, đã được nhân dân tin cậy, con cái noi gương?

     Gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Một thứ văn hóa kỳ quặc chỉ thâu tóm trong hai nguyên lý là xác thịt và đồng tiền đang đầu độc tâm hồn. Đâu đâu cũng nghe “Anh yêu em, em yêu anh” như cháy nhà. Nhưng tỷ lệ ly dị lại tăng lên đến chóng mặt. Trong một xã hội còn nghèo khổ, cả hai vợ chổng phải chung lưng đấu cật mới nuôi nổi con. Vợ chồng ly dị rồi thân phận đứa con ra sao? Tôi không chống chuyện “anh yêu em” nhưng hất con cái ra khỏi gia đình cha mẹ phải chăng là biện pháp? Con cái các gia đình cha mẹ ly dị bị tổn thương về tình cảm từ bé, khó lòng trở thành những người phục vụ nhân dân mẫu mực. Đó là điều đáng cho mọi người suy nghĩ.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: ban sac viet nam